05 Điều Cần Biết Trước Khi Cho Người Khác Vay Tiền | TVPL

Описание к видео 05 Điều Cần Biết Trước Khi Cho Người Khác Vay Tiền | TVPL

Không cho vay thì sợ mất bạn; Cho vay có thể mất luôn cả bạn lẫn tiền!
Thế nên để câu chuyện này đi đến một kết thúc có hậu, tránh rạn nứt tình cảm đôi bên thì chúng tôi sẽ đến quý vị 5 nguyên tắc vàng cần biết khi cho người khác vay tiền

----

Bộ luật dân sự 2015:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Qu...

Biểu mẫu, HĐ vay tiền:
https://thuvienphapluat.vn/hopdong/17...

----

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM

Nội dung: Quỳnh Ny

Trình bày: Huy Hoàng

Dựng hình: Hạnh Nguyên

----

Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!

- Website: https://thuvienphapluat.vn/

- Fanpage:   / thuvienphapluat  

#TVPL #ThuVienPhapLuat #KienThucPhapLuat

Câu chuyện cho vay tiền rồi bạn và tiền cùng bốc hơi khỏi cuộc sống của mình không phải là vấn đề quá xa lạ. Đồng tiền thường đi liền khúc ruột nên ít nhiều chuyện bị quỵt tiền nó cũng tác động tâm trạng ghê gớm lắm mọi người ạ. Thế nên để mất lòng trước được lòng sau thì mọi người nên nhớ một vài nguyên tắc trước khi “xuất tiền” cho người khác mượn để đảm bảo người nợ tiền không thể trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nhé.

Nguyên tắc 1: Khi cho vay nhất định phải lập hợp đồng vay tiền

Chuyện vay tiền, mượn tiền có lẽ không còn quá xa lạ nhưng có một sự thật là 2 khái niệm “vay tiền” và “mượn tiền” là hoàn toàn khác nhau. Tôi ví dụ đơn giản khi bạn mượn cây bút, cuốn sách của đồng nghiệp thì bạn phải trả đúng hiện trạng thứ mà bạn đã mượn là cây bút, cuốn sách. Còn thuật ngữ hằng ngày bạn hay dùng “eh cho mượn 100 mua cơm trưa nhen” theo nguyên tắc mượn thì lần sau bạn phải trả đúng lại tờ 100 ngàn với số serie y bong như lúc bạn mượn nhưng tiền đó bạn đã thanh toán cơm mất rồi và lần này bạn trả 2 tờ 50k đồng nghiệp của bạn lấy không? Dĩ nhiên là lấy vì dù 1 tờ 100 hay 2 tờ 50 tổng lại vẫn đúng giá tiền bạn “mượn” mà nhưng theo thuật ngữ pháp lý thì đây là vay mọi người nhé.Thế nên người ta mới dùng từ vay tài sản, vay tiền để làm hợp đồng trong các giao dịch.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định riêng về hợp đồng vay tiền nên các giao dịch này được áp dụng theo quy định về giao dịch cho vay tài sản của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Cụ thể, Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Do đó, việc lập Hợp đồng hoặc giấy vay tiền khi cho người khác vay tiền là điều cần thiết và không thể quên được. Biểu mẫu hợp đồng giấy vay tiền tôi đính kèm link dưới cmt nhé mọi người.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo các điều kiện để giấy vay tiền có giá trị pháp lý
Các điều kiện này cụ thể như:
- Hai bên hoàn toàn tự nguyện giao dịch, không bị ép buộc.
- Người thực hiện cho vay, đi vay phải là người có đầy đủ trách nhiệm năng lực hành vi dân sự.
- Lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/ năm (khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015)
- Nội dung cho vay và mục đích vay không được vi phạm các điều khoản cấm của pháp luật, của đạo đức xã hội.
Nguyên tắc 3: Thực Hiện Công Chứng Hợp Đồng Cho Vay Tiền
Thực tế thì pháp luật Việt Nam không quy định Hợp đồng hay giấy vay tiền phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người cho vay nên thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Nguyên tắc 4: Đòi nợ sao cho đúng luật
Cái này mọi người lưu ý nha nhiều trường hợp xảy ra là chủ nợ bỗng dưng trở thành tội phạm vì hành hung, uy hiếp con nợ hay bắt giữ con nợ, âu cũng là mục đích để đòi nợ nhưng tất cả những cách đòi nợ này đều vi phạm pháp luật nhé.
Cách làm hợp tình hợp lý nhất là thỏa thuận đôi bên còn nếu không đi đến được tiếng nói chung thì hoạt động vay tiền là một giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thì người còn lại có quyền khởi kiện ra Tòa. Khi đó, nếu có dấu hiệu phạm tội thì người đi vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguyên tắc 5: Nắm rõ thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án
Khi đã làm Giấy vay tiền nghĩa là bên cho vay đã “nắm trong tay” căn cứ để có thể làm thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án, trong trường hợp bên vay cố tình không trả.
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm các loại giấy tờ như: Đơn khởi kiện (theo mẫu); Giấy vay nợ; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện… Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay nợ cư trú là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

tvpl,thư viện pháp luật,thu vien phap luat,vay tiền,vay tien,mượn tiền,muon tien,trả nợ,tra no,đòi nợ,doi no,giấy vay tiền,giay vay tien,lãi suất cho vay,lai suat cho vay,hợp đồng vay tiền,hop dong vay tien,chủ nợ,chu no,con nợ,con no,bắt giữ người vay tiền,bat giu nguoi vay tien,khởi kiện,khoi kien,truy cứu trách nhiệm hình sự,truy cuu trach nhiem hinh su,người vay nợ,nguoi vay no,người vay tiền,nguoi vay tien,người cho mượn tiền

Комментарии

Информация по комментариям в разработке