Văn khố Quốc gia: 11.000 nỗ lực tu chính Hiến pháp Mỹ bất thành

Описание к видео Văn khố Quốc gia: 11.000 nỗ lực tu chính Hiến pháp Mỹ bất thành

Tin tức:   / voatiengviet  ,    / voatiengvietvideo  , http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Mỗi năm, Văn khố Quốc gia tổ chức các sự kiện đánh dấu Lễ Độc lập 4 tháng 7, sinh nhật của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Năm nay, Văn khố tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt mang tên “Tu chỉnh nước Mỹ,” để kể lại mấy ngàn lần bất thành trong nỗ lực tu chính Hiến pháp Hoa Kỳ, một văn kiện súc tích của những nguyên tắc và tiền lệ cơ bản cho việc quản lý nước Mỹ. Thông tín viên Nikoleta Ilic vừa có dịp trao đổi với một nhà quản thủ Văn khố, bà Christine Blackerby, trong phóng sự sau đây.

Hiến pháp Hoa Kỳ là hiện thân của một khái niệm đơn giản và có ảnh hưởng sâu rộng, đó là công nhận quyền của con người đã được tạo hóa trực tiếp ban cho – chứ không phải nhà nước ban cho – và rồi chỉ người dân mới có quyền ban quyền hành cho chính phủ. Trước Hiến pháp đó, chưa có một khái niệm nào như thế được thực hiện.

Các nhà lập quốc Mỹ tin rằng một chính phủ được hình thành bởi những con người không hoàn hảo áp đặt quyền lực lên những người không hoàn hảo khác chỉ sở hữu những quyền lực hạn chế. Hiến pháp trao cho chính phủ những quyền do người dân muốn trao cho chính phủ. Qua năm tháng, Hiến pháp dài 8 trang giấy của Mỹ đã vô số lần bị đề nghị sửa đổi, theo lời nhà quản thủ Văn khố Christine Blackerby.

Bà Christine Blackerby của Ngân khố Quốc gia nói: “Có khoảng 11.000 đề nghị tu chính hiến pháp trình lên Quốc hội. Một tu chính án được đề nghị khi một nghị sĩ đề xuất sửa đổi Hiến pháp lên Hạ viện hoặc Thượng viện.”

Những nổ lực sửa đổi Hiến pháp bắt đầu hầu như ngay vào lúc văn kiện này có hiệu lực vào năm 1789. Đạo luật Nhân quyền, 10 tu chính án hạn chế quyền lực của chính phủ, được phê chuẩn vào năm 1791.

Bà Christine Blackerby cho biết: “Có ba nguyên nhân chính hay ý tưởng lớn dẫn đến các tu chính án. 17 trong số 27 đề nghị tu chính án được phê chuẩn để mở rộng các quyền, trong đó có quyền bầu cử, tự do phát biểu, tự do tín ngưỡng và nhiều quyền khác.”

Bà Blackerby nói rằng một chủ đề vẫn tiếp tục là quy định quyền lực của chính phủ: “Chẳng hạn như chúng ta quy định thời gian cầm quyền của một tổng thống không được quá hai nhiệm kỳ.”

Có những đề xuất thay đổi khác như chọn tổng thống bằng xổ số, bỏ đại cử tri đoàn, quy định về hôn nhân, di điểu, và uống rượu.

Có nhiều lúc đề xuất tu chính Hiến pháp diễn ra cấp tập, nhất là những lúc xã hội thay đổi lớn.

Số đề nghị tu chính Hiến pháp lớn nhất liên quan đến Tu chính án quyền bình đẳng được Quốc hội thông qua nhưng không được tất cả các tiểu bang thông qua.

Bà Blackerby nói không có đề xuất nào trong số 1.100 đề xuất tiếp sau đó được thông qua để sửa đổi Hiến pháp: “Cần ¾ số tiểu bang thông qua một đề xuất tu chính hiến pháp. Do đó mặc dù đề xuất sửa đổi quyền bình đẳng được Quốc hội thông qua với 2/3 số phiếu, đề xuất này không nhận đủ số tiểu bang thông qua, nên nó chưa được đưa vào Hiến pháp.”

Lịch sử đã cho thấy rất khó sửa đổi Hiến pháp, và bà Blackerby nói đó là “điều tốt.”

Các thế hệ trước đã hết mình tranh đấu cho lý tưởng của tự do cá nhân và hạn chế quyền hành của chính phủ, và cảnh báo rằng chúng ta phải luôn cảnh giác gìn giữa tự do cho thế hệ mai sau.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке