Tìm hiểu dược liệu: Cây tầm bóp và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm bóp

Описание к видео Tìm hiểu dược liệu: Cây tầm bóp và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm bóp

Cây tầm bóp hay còn được gọi với các tên gọi khác là thù lù cạnh, bôm bốp, cây lồng đèn, bùm bụp là loại cây thân thảo, chiều cao từ 50 – 90cm, mọc nhiều cành và thường rủ xuống. Lá có màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 0.3cm, rộng 0.2 – 0.4cm, mọc so le nhau, nối liền với thân bằng một cuống lá dài khoảng 0.15 – 0.3cm. Lá có thể chia thuỳ hoặc không. Hoa màu trắng, 5 cánh, nhuỵ vàng. Cuống hoa mảng, mọc đơn độc. Đài hoa có hình chuông, màu xanh, được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn bên ngoài. Một số hoa có thể xuất hiện các chấm tím ở gốc. Cây tầm bóp ra quả quanh năm. Quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả màu xanh đến lúc chín chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Ngoài quả được bao bọc bởi lớp đài giống như túi bảo vệ, khi bóp vỡ sẽ nghe được tiếng lốp bốp.
Tại nước ta, cây tầm bóp mọc và sinh trưởng ở khắp mọi nơi. Cây thường mọc hoang dọc theo hai bên đường, trên bãi cỏ, bờ ruộng, trong vườn hoặc các khu đất hoang. Bên cạnh đó, loại cây này còn được tìm thấy ở các khu rừng có độ cao dưới 1.500m. Nhận thấy giá trị chữa bệnh của loài cây này nên nhiều nơi còn trồng cây tầm bóp để làm thuốc chữa bệnh.
Các bộ phận của cây bôm bốp từ rễ, thân, lá đều có dược tính nên được thu hái dùng để làm thuốc chữa bệnh. Vị thuốc này được thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hái về, ngâm rửa sạch để loại bỏ tạp chất, đất cát. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Cây tầm bóp là một trong số những dược liệu được sử dụng lâu đời. Theo ghi nhận của các tài liệu Đông y, quả tầm bóp có tính bình, vị chua nhẹ; cây có tính mát, vị đắng, không độc quy vào kinh Tâm và kinh Bàng Quang.
Cũng theo ghi nhận của các tài liệu y học cổ truyền, dược liệu tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu đờm, tán kết, chỉ khái. Chủ trị: giúp lợi tiểu, tiểu đường, cảm sốt, bệnh viêm họng, ho khan, khan tiếng, ho có đờm, ban đỏ, thuỷ đậu, sưng đau yết hầu, nôn mửa, nóng trong, bệnh tay chân miệng.
Các nghiên cứu gần đây cũng nhận thấy, dược liệu có khả năng kháng khuẩn tốt, chống co thắt, giúp giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống nấm, chống đông máu...
#câytầmbóp #câyđènlồng #quảbùmbụp

Комментарии

Информация по комментариям в разработке