Chuyện 21 cửa ô của Hà Nội xưa

Описание к видео Chuyện 21 cửa ô của Hà Nội xưa

#cuao #hanoixua
Khi người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố Hà Nội, họ đã nhiều lần nhắc đến bức lũy Đại La xây năm 1749 để xác định giới hạn quy ước của đô thị Hà Nội. Lá thư của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Đốc lý Hà Nội ngày 30/12/1889 đã nhấn mạnh: “Bức lũy cũ phải được coi như giới hạn của thành phố”.
Dãy lũy đất xen kẽ xây gạch này tương ứng với đường vành đai I ngày nay. Chúng cũng là những con đê cao hơn phố xung quanh, nhưng nay đã bị bạt đi khá nhiều như: Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, La Thành, Giảng Võ, Ngọc Hà, Hoàng Hoa Thám… với tổng chiều dài 16 km. Các cửa ô qua dãy lũy này có vai trò quan trọng để các nhà quy hoạch xác định hướng giao thông chính và vùng dân cư, đồng thời trở thành nét đặc trưng của Hà Nội.
Nhiều đô thị Việt Nam có thành quách, vòng la thành với các cổng vào, nhưng chỉ Hà Nội mới gọi là cửa ô. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, lần ghi nhận về các cửa ô sớm nhất là năm 1308, khi Trần Anh Tông trị tội “những kẻ đại nghịch”: “Mùa đông, tháng 11, trị tội những kẻ đại nghịch là bọn tên Hân. Tên Hân bị chém ở cầu Giang Khẩu, tên Trù ở cửa thành chợ Dừa, tên Tổng ở cửa thành Tây Dương, tên Dung ở cửa thành Vạn Xuân”. Cửa thành chợ Dừa tức Ô Chợ Dừa, cửa thành Tây Dương tức Ô Cầu Giấy, cửa thành Vạn Xuân tức Ô Đống Mác.
-----------------------------------------------------------------------------------
Để theo dõi nhanh chúng tôi trên các nền tảng:
► Fanpage:   / history.tgm  
► Tiktok Từ điển lịch sử:   / tudienlichsu  
► Tiktok Lịch sử kiêu hùng:   / history.tgm  
► Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast...
► Spotify: https://open.spotify.com/show/44hZR7h...
-----------------------------------------------------------------
CONTACT US:
© Bản quyền thuộc về Từ Điển Lịch Sử
© Copyright by TGM HISTORY (Do Not Reup)

Cảm ơn các bạn đã xem video!
Nhấn LIKE và ĐĂNG KÝ KÊNH của TỪ ĐIỂN LỊCH SỬ để đón xem nhiều video hấp dẫn tiếp theo nhé!
#tudienlichsu #thamcungbisu #tomtatnhanhlichsu #historytgm

Комментарии

Информация по комментариям в разработке