Làng Quỳnh Đôi qua góc nhìn flycam

Описание к видео Làng Quỳnh Đôi qua góc nhìn flycam

■Xã Quỳnh đôi cách trung tâm huyện Quỳnh Lưu 5 km về phía Đông Bắc. Có diện tích tự nhiên 414,19 ha; dân số 5.393 nhân khẩu, với 1.402 hộ, trên địa bàn toàn xã được chia thành 8 thôn, nhân dân sống tập trung. Nằm trên tuyến tỉnh lộ 537D, đường giao thông du lịch biển Quỳnh đi qua là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.
Phía Đông giáp xã Quỳnh Yên, phía Tây giáp xã Quỳnh Hậu, phía Nam giáp xã Quỳnh Bá và phía Bắc giáp xã Quỳnh Thanh..

■Quỳnh Đôi nổi tiếng là cái nôi văn hóa lâu đời, có truyền thống hiếu học. Được biết đến với cái tên: Làng Khoa Bảng.
Từ xa xưa trong dân gian đã truyền tụng: “Bắc Hà: Hành Thiện, Hoan Diễn: Quỳnh Đôi” để nói về cái sự học của Làng Quỳnh Đôi
- Thời phong kiến, Quỳnh Đôi có 531 sinh đồ (Tú tài), 203 hương cống (cử nhân) với 958 lượt người đỗ 116 khoa thi Hương trong đó có đến 13 Giải nguyên, 4 phó bảng: Hồ Bá Ôn, Phan Duy Phổ, Hoàng Mậu, Lê Xuân Mai; 6 tiến sĩ: Hồ Sĩ Tân, Phan Hữu Tính, Hồ Sĩ Tuần, Văn Đức Giai, Nguyễn Sĩ Phẩm, Dương Thúc Hạp; 2 hoàng giáp: Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Đống; 1 thám hoa: Dương Cát Phủ; 1 bảng nhãn: Hồ Sĩ Dương.
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 lại nay theo thống kê chưa đầy đủ toàn xã đã có trên 1.000 người tốt nghiệp Đại học và trên Đại học, có trên 300 người đang theo học và giảng dạy trên 28 trường Đại học khắp cả nước, trong đó có 52 Thạc sỹ, 55 Tiến sỹ, có 16 Phó Giáo sư, 5 Giáo sư, 3 Viện sỹ khoa học Quốc tế, hàng trăm người đang hoạt động trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, báo chí, Văn nghệ sỹ, nơi đây đã sinh ra cho đất nước 5 Uỷ viên Trung Ương trong đó có 2 Uỷ viên Bộ Chính trị, 9 Đại biểu Quốc hội, 31 Tỉnh uỷ viên trong đó 11 Bí thư0 tỉnh uỷ, Phó Bí thư khu ủy, tỉnh uỷ, 5 uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ, 15 người là Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương, có 8 Bí thư huyện uỷ,  2 đồng chí Phó Bí thư huyện uỷ, 3 đồng chí Chủ tịch huyện, Quận..


■Quỳnh Đôi xưa là một vùng cây hoang, cỏ dại giáp sông Mai (gọi là sông Mõ), gần biển cửa Quèn là một trong ba cửa biển của huyện Quỳnh Lưu: Cửa Cờn (Càn), Cửa Quèn (Quyền), Cửa Thơi (Thai). Năm thứ II Xương Phù (1378) các Cụ: Hồ Hồng, Hồ Khai, Nguyễn Thạc và Cụ Hoàng Khánh cùng nhau đến đây khai cơ, lập ấp đặt tên là “ Thổ Đôi Trang ”. Cho tới năm 1528 Cụ Hồ Nhân Hy (Đời Mạc) đổi tên Thổ Đôi thành xã Quỳnh Đôi ngày nay.
Tính đến nay Quỳnh Đôi đã có 640 năm tuổi.

Một số danh nhân quê của xã Quỳnh Đôi:

Hồ Hồng, Nguyễn Thạc, Hoàng Khánh: năm 1378 thành lập làng Thổ Đôi Trang

Hồ Sĩ Dương: (1621 - 1681): đậu tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1652) làm tới Hình bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, tước Duệ quận công.

Hồ Phi Tích (1665 -1754): đậu Hoàng Giáp khoa Canh Thìn (1700) làm quan đến Thượng thư bộ Binh, bộ Hình, tước Quỳnh quận công.

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822): được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm

Phạm Đình Toái: tác giả cuốn sách "Đại Nam - Quốc sử diễn ca", đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh, là chức Trưởng quan của Hồng Lô tự của Nhà Nguyễn, chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử.

Hồ Tùng Mậu (1895 - 1951): (tức Hồ Bá Cự) Chí sĩ cách mạng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra chính phủ

Cù Chính Lan (1930 - 1951): Liệt sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong 7 cá nhân đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam, được nhân dân gọi là “anh hùng đánh xe tăng”

Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993): nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).

_____________________________________________

Trong clip có sử dụng bài hát : Quỳnh Đôi họ Hồ của tôi - Ca sỹ : Quế Thương

●Mọi thông tin liên hệ :
💖Gmai: [email protected]
💖Facebook : https://www.facebook.com/profile.php?...

_____________________________________________

© Bản quyền thuộc về Hoanglinh travel
© Copyright by Hoanglinh travel
☞Do not Reup

#HoangLinhtravel#

Комментарии

Информация по комментариям в разработке