Hồng Vân III - Tình ca phần 1 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 217

Описание к видео Hồng Vân III - Tình ca phần 1 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 217

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Bấm nút LIKE và SUBSCIBE là cách tốt nhất để giúp cho kênh Tơ Lòng Trên Phím Nhạc được tồn tại và phát triển rộng rãi đến với mọi người để góp một bàn tay gìn giữ kho tàng âm nhạc của thời Việt Nam Cộng Hòa.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 217 – Hồng Vân III -
Tình ca phần 1

1- Chắc anh còn nhớ (Bút danh Trúc Bạch ) – Giao Linh
2- Chuyện nàng Oanh – Thanh Lan
3- Chiều tím đồi sim – Hoàng Oanh
4- Chọn mặt gửi vàng (Bút danh Quý Phi) – Hạ Vân
5- Đêm độc hành – Chế Linh
6- Nỗi buồn thứ hai (Đêm độc hành 2) – Duy Khánh
7- Gió lạnh đêm hè – Hoàng Lan
8- Chuyện cành hoa Mimosa (Thơ Nhất Tuấn) – Julie Quang
9- Nước mắt cô dâu – Lệ Thu
10- Giận nhau một tuần – Thanh Tuyền
11- Sao em nỡ vô tình (Bút danh Như Phi) – Quang Lê
12- Tình nở đôi tim (bút danh Hồng Trần) – Phương Đại & Thanh Tuyền
13- Chuyện phim buồn (Bút danh Dạ Lan Thanh) – Thanh Tuyền
14- Đã trót lỡ làng (Bút danh Trần Quý) – Tuyết Linh

Tuy sáng tác vào khoảng hơn 50 nhạc phẩm, nhạc sĩ Hồng Vân không được nhiều người biết đến tên tuổi. Ông đã chọn con đường sáng tác theo khuynh hướng thời trang, đại chúng. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giòng nhạc của ông chỉ đến với giới thưởng ngoạn trong một giai đoạn nào đó mà thôi.
Hồng Vân tên thật là Trần Công Quý, Sonh năm 1938. Một số tư liệu để lại cho biết ông là người miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống tại Đà Lạt. Ngoài bút danh Hồng Vân, ông còn sáng tác nhạc dưới rất nhiều nghệ danh khác như Trần Quý, Dã Lan Thanh, Như Phy, Quý Phi, Trúc Bạch.
Khoảng thập niên 1960, ông và gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông viết nhạc để làm kế sinh nhai. Ngoài sáng tác, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại đường Trần Bình Trọng, tại Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Giao Linh, Trường Thanh, Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh.
Ngoài ra, Hồng Vân còn là trưởng ban nhạc Thời Trang đài truyền hình Việt Nam, ban nhạc Hồng Hà, và điều khiển nghệ thuật của hãng đĩa Continental.
Năm 1973, ông chuyển về sống tạo Gò Vấp, và lớp nhạc cũng được chuyển về đây dạy cho đến năm 1975.
Sau ngày biến cố năm 1975, ông kẹt lại ở lại Việt Nam. Hồng Vân qua đời vào năm 2003 tại Sài Gòn.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке