Đi tiểu là một phản xạ tự nhiên nhờ sự co bóp mạnh của bàng quang kết hợp với giãn nở của cổ bàng quang dưới sự chi phối của hệ thần kinh trung ương. Bí tiểu là hiện tượng bàng quang căng đầy nước tiểu nhưng không tiểu được.
Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu, tiểu dắt trong đó chủ yếu là do sự mất liên hệ giữa bàng quang với hệ thần kinh thực vật khiến bàng quang co bóp không đủ mạnh để kích thích tiểu tiện, thường xảy ra sau chấn thương cột sống, chấn thương xương chậu, viêm bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang, túi thừa bàng quang, v.v.
Ngoài ra, bí tiểu còn xảy ra do sỏi bàng quang di chuyển đến lỗ thông bàng quang - niệu đạo khiến nước tiểu không ra ngoài được. Nó cũng có thể xảy ra do đường niệu đạo bị bít tắc gặp trong các bệnh lý như viêm niệu đạo mãn tính, chít hẹp niệu đạo do lậu hoặc chlamydia, xơ cứng niệu đạo do chấn thương gây dập, vỡ niệu đạo.
Ở nam giới, bí tiểu còn có thể xảy ra do các bệnh về tuyến tiền liệt gây chèn ép vào cổ bàng quang như viêm tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, u lành hoặc u ác tính tuyến tiền liệt. Ở nữ giới, một số bệnh lý phụ khoa có thể gây chèn ép bàng quang như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, hoặc các yếu tố khiến phải nhịn tiểu kéo dài như ngồi họp lâu, đi tàu xe kéo dài.
Bí tiểu kéo dài có thể gây khó chịu, căng tức bàng quang, nếu không được thông tiểu có thể gây viêm bàng quang, thậm chí vỡ bàng quang do ứ đọng nước tiểu quá lâu. Bên cạnh đó, bệnh cảnh còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như người mệt mỏi, đau lưng, bụng dưới căng tức, đau rát niệu đạo…
Theo Đông y, bí tiểu cơ năng thường được mô tả trong chứng “long bế” hay “lung bế”. Long (lung): Nghĩa là tiểu dắt, khó khăn, nước tiểu nhỏ giọt, ít, ngắn… Bế: Là có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không ra được, thường là thể cấp.
Cũng theo Đông y, bấm huyệt có thể giúp:
Điều tiết, cân bằng sự vận hành ở vùng hạ tiêu, đặc biệt là bàng quang.
Lợi tiểu, hỗ trợ cơ vùng bàng quang co thắt thuận lợi hơn, giảm sự căng cứng…
Trừ thấp nhiệt, thông suốt thủy đạo, điều hòa khí cơ, hành khí hoạt huyết…
Tăng cường chức năng tạng phủ, nhất là tạng Thận và Bàng quang, ích khí, tán kết…
Qua đó, cải thiện tình trạng bí tiểu, tiểu dắt.
#bítiểu #bấmhuyệt
Информация по комментариям в разработке