Bài hát cảm động: Đắc Độ (lời Việt) - Be Save - Như giấc chiêm bao

Описание к видео Bài hát cảm động: Đắc Độ (lời Việt) - Be Save - Như giấc chiêm bao

Câu chuyện đằng sau bài hát cảm động: Giọng hát tiếng Trung của Sara khiến cảnh sát rơi lệ

Sau đó còn có không ít học viên Pháp Luân Công Tây phương đến Bắc Kinh, với hy vọng tiếng nói từ đáy lòng của họ sẽ đến được với những người Trung Quốc đáng quý. Sara Effner là một trong số đó.

Ngày 20/7/1999 rơi đúng vào ngày sinh viên đại học Sara đang đi du lịch Trung Quốc lần thứ hai. Trong ngày hôm ấy, báo chí Trung Quốc tiến hành tuyên truyền rợp trời dậy đất để phỉ báng Pháp Luân Công. Ba tháng sau khi trở về Mỹ, Sara mới phát hiện tuyên truyền tại Đại Lục hoàn toàn là bịa đặt vu khống, từ đó cô nảy sinh tâm nguyện muốn nói rõ sự thật với người Trung Quốc.

Đúng vào Lễ Tình nhân ngày 14/2/2002, Sara một lần nữa tới Trung Quốc. Cô muốn đến quảng trường Thiên An Môn để giương lên biểu ngữ “Chân Thiện Nhẫn”, thế nhưng vừa tới gần quảng trường thì một công an ập tới và đưa cô về đồn. Không lâu sau, mười mấy học viên Pháp Luân Công Tây phương khác cũng bị bắt vào đồn công an.

Cảnh sát sau đó đưa họ đến một nơi khác. Trên đường, Sara đứng lên và hát một ca khúc mà cô yêu thích nhất: Đắc Độ. “Lạc sâu trong cõi phàm gian, Mê mờ không biết đường về. Thấm thoát đã trăm nghìn năm, May gặp Sư tôn phổ độ. Đắc độ, đắc độ, Đừng lỡ cơ duyên tái ngộ.” Cảnh sát bắt đầu hướng khuôn mặt dữ tợn của họ về phía cô để buộc cô ngồi xuống im lặng, nhưng Sara vẫn kiên trì đứng hát thêm một hồi. Nhưng rồi tất cả công an đều yên tĩnh lắng tai nghe, thậm chí một vị công an còn bị ca khúc của cô cảm động sâu sắc và lén chùi giọt lệ nơi khóe mắt. Sara nói với anh: “Chúng tôi đến từ các nơi trên thế giới chính là để nói với các anh rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Hiện tại các anh đã biết, sau này nhất định phải nhớ nói với gia đình và bè bạn”.

Sau khi bị câu lưu mười mấy tiếng đồng hồ, Sara và các học viên khác bị trục xuất về Mỹ. Khi được hỏi chuyến đi có đáng hay không, Sara gật đầu không do dự và nói: “Chúng tôi đã được người thế giới thấu hiểu. Bức hại Pháp Luân Công không chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, mà là vấn đề nhân quyền của toàn thế giới”.

Xem thêm: 10 năm trước, 36 người Tây phương đến Bắc Kinh thỉnh nguyện
https://chanhkien.org/2011/11/10-nam-...
Phản kháng ôn hoà
   • Tranh Chân Thiện Nhẫn 4: Phản kháng ô...  

Chìm sâu nơi nhân thế ấy
Quên cố hương... chẳng trở về
Đã ngàn năm... thấm thoát
May kiếp này con gặp Thầy

Điệp khúc:

Sư Tôn!... Cứu nhân!
Xin chớ lần nữa lỡ duyên
Sư Tôn! ... Cứu nhân!
Đừng lỡ cơ duyên lần này

Âm nhạc: Chánh Kiến
Lời Việt: Vạn Cổ Kỳ Thư
Giọng hát: Hiểu Đặng
Video: Bách Thông

Комментарии

Информация по комментариям в разработке