VỀ MỘT NHẠC PHẨM THẬT ĐỘC ĐÁO: "KINH KHỔ" - NS. Trầm Tử Thiêng.

Описание к видео VỀ MỘT NHẠC PHẨM THẬT ĐỘC ĐÁO: "KINH KHỔ" - NS. Trầm Tử Thiêng.

‪@tuekhang1‬
#kinhkho #tramtuthieng #amnhac #giaoduc

Ngoài những nhạc phẩm đã được công chúng biết đến nhiều qua các thời kỳ, trải dài trong cuộc đời sáng tác của mình (“Bài hương ca vô tận”, “Bảy ngàn đêm góp lại”, “Con quốc Việt Nam”, “Hòa bình ơi! Việt Nam ơi!”, “Mười năm yêu em”, “Tưởng niệm”, v.v…), cố NS. Trầm Tử Thiêng (tên khai sinh là Nguyễn Văn Lợi (1937 – 2000)) còn để lại cho đời một tuyệt khúc đáng được lưu tâm – đó là “KINH KHỔ”, một sáng tác mang đậm tính nhân bản và độc đáo về mặt nhạc thuật.

Dưới đây chỉ xin ghi lại đôi điều cảm nhận xoay quanh “KINH KHỔ”.

Âm nhạc của Trầm Tử Thiêng, xét ở giác độ quê hương đất nước thì đó là những niềm đau trước chiến tranh, trước sự mất mát, tàn hoại. Âm nhạc ông chất chứa những nỗi u hoài sâu sắc, những tiếng than trầm thống sâu lắng cất lên giữa cuộc đời. Dòng chảy của nhạc ông có khi là những lời kinh niệm rót vào cõi nhân gian, nhẹ nhàng nhưng đau đáu, ru hời mà xót xa.

Hình tượng chính trong nhạc Trầm Tử Thiêng về loạt bài quê hương, cố quận tựu trung vẫn là bà Mẹ Việt – một bà mẹ suốt đời luôn lo lắng cho sự an nguy của đàn con rất mực yêu thương của mình. “KINH KHỔ” nằm trong số ấy. (“…Mẹ cầu cho con vượt qua ngày tròn, Mẹ cầu cho em với tuổi xanh còn nguyên đừng biến mất…”).

“KINH KHỔ” xét cho cùng, theo thiển ý, chính là một bài kinh nhật tụng có nhiều đoạn phản ảnh quy luật muôn đời của đất trời và nhân sinh: xong đoàn viên đến ly tán: (“…Người về một ngày một lưa thưa, Người đi càng đêm càng đông dần…”), hết chia lìa rồi sum họp: (“…Người về một ngày một đông thêm, Người đi càng đêm càng thưa dần…”); (“…Người về một giờ một đông thêm, Người đi càng giây càng không còn…”).

Trong mỗi cuộc trình đắng cay và hoài vọng nêu trên ấy, bài kinh nhắc ta luôn hướng vọng tới tình người. (“…Miễn là mai niềm đau thành nụ cười…”); (“…Bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà…”) và hằng đêm luôn chắp tay nguyện cầu cho ngày mai không còn là GIÀY ĐINH và DÂY THÉP GAI, mà chỉ có HOA HỒNG với BỒ CÂU ĐƯA THƯ, thật ấm áp và chan hòa. (“…Còn lại hôm nay với vòng tay tình yêu người và người…”); (“…Rời ngày sinh ly rời đêm từ biệt, Còn lại hôm nay những lời kinh tình yêu đầy nhiệm màu…”).

Về mặt nhạc thuật, NS. Trầm Tử Thiêng viết “KINH KHỔ” thuộc chủ âm (Tonic) Re thứ (Dm). “KINH KHỔ” độc đáo ở chỗ là hầu như ông chỉ dùng vỏn vẹn có 5 nốt cho toàn bài nhạc. Đó là: ĐO, RE, FA, SOL, LA trong cùng một quãng (Interval) (ĐO, RE, mi, FA, SOL, LA, si).

(Rề rề rề rề rề la la,
Fà sol fà sol fà sol rề…
“Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm,
Lời kinh vọng xa thật êm đềm…”)

Nói cách khác cho dễ nhớ, về hợp âm thì ông chỉ kết hợp có hai hợp âm “gần gũi” về mặt cấu tạo, đó là:
- Rê 7sus4 (D7sus4) gồm các nốt: RE, SOL, LA, ĐO;
- Sol 7sus4 (G7sus4) gồm các nốt: SOL, ĐO, RE, FA.

Bài nhạc được hòa quyện chỉ có 5 nốt tạo ra một giai điệu đẹp, lạ và hay, nghe như những câu KINH cứu KHỔ. Thật tài tình!
------------------- ------------------

Комментарии

Информация по комментариям в разработке