Nguyễn Văn Đông I - Tình khúc thời chinh chiến - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 146

Описание к видео Nguyễn Văn Đông I - Tình khúc thời chinh chiến - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 146

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.
*************
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 146 – Nguyễn Văn Đông 1
1-Thiếu sinh quân Việt Nam - Hợp ca
2-Anh – Khánh Ly
3-Anh trước tôi sau – Anh Khoa
4-Chiều mưa biên giới – Hùng Cường
5-Bà mẹ hai con – Chế Linh
6-Lá thư người lính chiến – Hoàng Oanh
7-Hải ngoại thương ca – Elvis Phương
8-Mấy dặm sơn khê – Hà Thanh
9-Sắc hoa mầu nhớ – Duy Trác
10-Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp – Elvis Phương
11- Đom đóm – Thái Châu & Phi Nhung

*************
Nguyễn Văn Đông là một nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975. Ông sinh năm 1932 tại Sài Gòn, nhưng nguyên quán tại Bến Cầu, Tây Ninh. Ngoài tên Nguyễn Văn Đông cũng được dùng làm nghệ danh chính, ông còn vài dùng vài tên khác khi sáng tác như Phương Hà, Phượng Linh, Đông Phương Tử. Trong thập niên 1950, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách đoàn văn nghệ "Vì Dân". Dưới quyền điều động của ông có khá nhiều ca nhạc sĩ nổi danh như Minh Kỳ, Thu Hồ, Minh Diệu, Quách Đàm, Mạnh Phát… và các nghệ sĩ tên tuổi như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, Trang Thiên Kim… Ông là người đứng ra tổ chức và điều khiển các chương trình Đại nhạc hội tại Sài Gòn và lưu diễn khắp các tỉnh miền Nam nước Việt.
Năm 1959, Nguyễn Văn Đông là trưởng ban tổ chức đại hội thi đua toàn quốc, quy tụ trên 40 đoàn văn nghệ của các tỉnh miền Nam, cùng thi đua tranh giải suốt 15 ngày tại Sài Gòn. Ông cũng đoạt giải "Âm Nhạc Quốc Gia", một giải thưởng do bà Trần Lệ Xuân trao tặng. Trong sinh hoạt thương mại, Nguyễn Văn Đông là giám đốc trung tâm băng dĩa nhạc Continental và Sơn Ca. Hợp tác với ông là những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân... Trung tâm đã thực hiện nhiều chương trình ca nhạc, các vở tuồng, cải lương... Ông cũng là người đầu tiên có sáng kiến thực hiện album nhạc riêng cho từng ca sĩ. Ông thu thanh loạt băng Sơn Ca nổi tiếng với các giọng ca được yêu chuộng như Khánh Ly với album Sơn Ca số 7, Ban Thăng Long và Thái Thanh trong Sơn Ca 10, Lệ Thu với album Sơn Ca 9… và một số album dành cho Trịnh Công Sơn. Giòng nhạc Nguyễn Văn Đông đã cống hiến rất nhiều ca khúc đặc sắc về người lính như: Mấy dặm sơn khê, Lá thư người lính, Chiều mưa biên giới, Phiên gác đêm xuân, Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp…
Trong con đường binh nghiệp, Nguyễn Văn Đông là một cựu sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Khi mới được 14 tuổi, gia đình đã gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, tại thành phố Vũng Tàu. Năm 1951, Nguyễn Văn Ðông được cử theo học khóa 4 trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tàu. Năm 1952, ông tốt nghiệp thủ khoa với cấp bực thiếu úy.
Năm 1953, Thiếu Úy Nguyễn Văn Ðông tốt nghiệp khóa đại đội trưởng tại trường Võ Bị Ðà Lạt. Cũng trong năm này, ông có chân trong ban giám khảo chấm thi khóa Võ Bị Ðà Lạt, do quốc trưởng Bảo Ðại chủ tọa lễ bế giảng khóa. Nguyễn Văn Đông đã giữ nhiều chức vụ, và phục vụ cũng như trú đóng rất nhiều nơi trước khi được chuyển về Sài Gòn. Cấp bậc cuối cùng của ông là Đại tá, trực thuộc bộ Tổng Tham Mưu. Ông cũng từng được trao tặng huân chương cao quý nhất, là Bảo Quốc Huân Chương.
Khi biến cố Tháng Tư năm 1975 xảy ra, như tất cả những sĩ quan QLVNCH khác, Nguyễn Văn Ðông bị tù cải tạo. Năm 1985, ông được thả về với lý do: “Ðương sự bị bệnh sắp chết, nên cho phép gia đình đem về nhà chôn cất”. Tuy thuộc diện HO, nhờ đi cải tạo một thời gian dài, Nguyễn Văn Đông có đủ điều kiện để xin định cư tại Hoa kỳ. Thế nhưng gia đình thấy ông bệnh quá nặng, không biết ra đi lúc nào, nên đã giữ ông ở lại. Đây cũng là ước nguyện của ông, sau khi chết xin được an táng tại quê nhà. Nguyễn Văn Đông đã vĩnh viễn giã từ dương thế tại Sài Gòn vào tháng 2 năm 2018. Hưởng thọ 86 tuổi.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке