Album Kiều Hưng - Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ

Описание к видео Album Kiều Hưng - Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ

Kiều Hưng được khán giả Hà Nội và miền Bắc biết đến với bài hát “Bài ca trên núi” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, lời của nhà văn Tô Hoài, trong bộ phim “Vợ chồng A Phủ” năm 1961. Hôm ra mắt phim ở rạp Tháng Tám, nhiều người, kể cả nhạc sĩ La Thăng - Đoàn trưởng Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương - cũng thốt lên: “Cậu nào hát hay thế?”. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương càng kinh ngạc hơn: “Cậu này hát rất có chất Mèo (tiếng gọi người H’Mông những năm 60), mà lời của mình đâu dài và hay thế?”. Chả là Kiều Hưng thấy lời gốc ngắn quá đã sáng tác thêm lời cho trọn vẹn bản tình ca. Sau đó mới biết anh chàng hát hay kia chính là một người đang làm phụ đài của đoàn mình, nhạc sĩ La Thăng liền cất nhắc lên làm ca sĩ hát bè.

Kiều Hưng sau này kể lại, ông vốn quê Phú Xuyên - Hà Tây, con địa chủ nhưng là phận con vợ lẽ thứ 7 nên Kiều Tất Hưng (tên khai sinh) cũng chẳng sung sướng gì. Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, ông ra Hà Nội học nghề may, thích ca hát nên xin thi vào trường âm nhạc nhưng không đậu. Vậy nhưng, máu văn nghệ trong ông vẫn không buông mặc dù phải làm đủ nghề tự do, kể cả bán báo. May sao, Kiều Tất Hưng xin được vào Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương với công việc phụ đài.

Tuy hát rất hay nhưng do chỉ được tham gia tốp ca nên Kiều Hưng vẫn lận đận. Chỉ tới khi đi diễn trên các tuyến lửa miền Trung, Quảng Bình hay các trận địa pháo, tên lửa khắp miền Bắc thì Kiều Hưng mới có cơ hội hát đơn. Chính từ đây, chất giọng riêng biệt đầy truyền cảm của Kiều Hưng được mọi người ghi nhận.

Nhiều người vẫn tự hỏi Kiều Hưng tuy là giọng nam cao nhưng khi thể hiện những bài hát rất nhẹ nhàng như không, ông hát dân ca cũng đầy truyền cảm, thoảng đưa như dòng sông Nhuệ quê hương. Cùng lứa thì Trung Kiên hát hào sảng khí thế, Quý Dương hát chất bác học, Trần Hiếu trầm lắng hóm hỉnh, Kiều Hưng hát trong veo, đơn giản mà sang trọng. Tuy có năng khiếu thiên bẩm nhưng do không được đào tạo bài bản nên khi rất thành công những năm cuối thập niên 60, Kiều Hưng đã hiểu sự hạn chế của mình. Vì thế, đầu năm 70, khi chiến tranh còn ác liệt, Kiều Hưng được 2 sự lựa chọn: Đi biểu diễn ở các nước XHCN và dân chủ để tuyên truyền cho thế giới ủng hộ Việt Nam và đi học nhạc ở nước ngoài. Kiều Hưng chọn đi học và Nhạc viện Kiev (Ukraine) thuộc Liên Xô cũ là điểm đến tu nghiệp. Nơi đây, cùng với bạn bè là ca sĩ, nhạc sĩ như: Trung Kiên, Trần Thu Hà (nghệ sĩ piano), Nguyễn Đức Toàn... Kiều Hưng đã được trang bị trọn vẹn kiến thức âm nhạc chuyên nghiệp.

Khi trở về, với hành trang học tập bài bản, Kiều Hưng trở thành ca sĩ hàng đầu, toàn diện ở mọi thể loại nhạc nhẹ. Càng hay nữa, Kiều Hưng dù học ở phương Tây nhưng khi hát, nhất là thể loại dân ca, ông vẫn giữ hồn cốt quê hương dân tộc mà mọi người vẫn nhớ như: Bèo dạt mây trôi, Inh lả ơi, Xuân bản mèo... Đặc biệt, những bản nhạc có âm hưởng dân ca thì Kiều Hưng xử lý quá tuyệt vời.

Album: Kiều Hưng - Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ

1. Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ - Nguyễn Văn Thương
2. Đường lên Tây Bắc - Văn An
3. Dòng sông quê anh, dòng sông quê em - Đoàn Bổng, thơ Lai Vu
4. Gửi em chiếc nón bài thơ - Lê Việt Hòa
5. Hát về miền quê mới - Vĩnh An
6. Đi tìm lời hát lý thương nhau - Vĩnh An
7. Ra ngõ mà trông - Dân ca Quan họ
8. Lý ngựa ô - Dân ca Nam Bộ

#kieuhung #toquoctoichuadepthebaogio #anhodausongemcuoisong

Комментарии

Информация по комментариям в разработке