Tại sao Brazil "quá khôn" trong Thế chiến 2?

Описание к видео Tại sao Brazil "quá khôn" trong Thế chiến 2?

Khi thế chiến 2 nổ ra, rất nhiều quốc gia đã tuyên bố trung lập, vì ông nào cũng không muốn chien tranh, gây thiệt hại kinh tế. Và trong khi toàn bộ Nam Mỹ ngồi yên, thì Brazil lại tích cực tham gia chiến đấu. Tại sao họ phải làm như vậy?
Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Vào những năm 1930, Brazil được cai trị bởi Tổng thống Getúlio Vargas. Đây là một người đàn ông thông minh, linh hoạt nhưng độc tài. Tư tưởng chính trị của ông được lấy cảm hứng từ chủ nghĩa phát xít. Vargas tiến hành giải thể cơ quan lập pháp liên bang, cấm các đảng phái chính trị, kiểm duyệt báo chí và thay thế các thống đốc bang là người thân cận.,,Mô hình hóa luật lao động dựa theo văn bản của phát xít Ý.
Cũng giống như Hitler, ông ta đề cao chủ nghĩa dân tộc Brazil – coi người Bồ Đào Nha là số 1 – nhờ đó, nhận được sự ủng hộ của phần lớn nhân dân. Năm 1937, Vargas tuyên bố thành lập nhà nước “Estado Nôvo” – được dịch là Tân Quốc – cái tên này cũng dùng để chỉ chế độ độc tài tại Bồ Đào Nha từ năm 1933-1974. Sau đó, ông tiến hành một loạt cải cách kinh tế, trong đó có “quy định về việc nghỉ phép, mức lương tối thiểu” mà các doanh nghiệp phải trả cho người lao động, yêu cầu các chủ đất giảm giá cho thuê,..vv chính vì điều này, Vargas tuy là nhà độc tài, nhưng lại được mệnh danh là “cha của người nghèo”. Ngoài ra, ông còn ban hành một quy định – tất cả công dân nước ngoài, trong đó có hơn 1 triệu người gốc Đức – bắt buộc phải học và nói tiếng Bồ Đào Nha. Điều này khiến Hitler không vui, vì “chủng tộc thượng đẳng” sẽ bị “Brazil hóa”.
Không chỉ mến mộ chủ nghĩa phát xít, Vargas còn thiết lập quan hệ thương mại chặt chẽ với Đức Quốc Xã và khao khát có được sức mạnh quân sự như họ. Trước thế chiến 2, Brazil cung cấp phần lớn quặng sắt, bông, lương thực và xăng dầu cho Đức – để đổi lấy vũ khí, cùng một số loại máy móc công nghiệp. Họ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nhau.
Vào tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức chỉ sau 46 ngày giao tranh – Ôi thôi! Toang rồi! Nếu Tây Âu thất thủ, mục tiêu tiếp theo có thể là Châu Mỹ. Hoa Kỳ ngay lập tức chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, họ đề nghị Vargas cho thiết lập các căn cứ không quân ở phía Đông Bắc, đề phòng trường hợp Đức thừa thắng tiến sang Tây Bán Cầu. Brazil có đường bờ biển dài, nằm gần Tây Phi nhất - nơi quân phát xít đã chiếm cứ các thuộc địa của Pháp. Vì vậy, là địa điểm lý tưởng để thiết lập căn cứ trong khu vực Đại Tây Dương. nếu Mỹ k0 tới trước, thì Đức sẽ tới.
Tuy nhiên, tổng thống Vargas coi đề nghị của Hoa Kỳ là sự xúc phạm chủ quyền quốc gia và từ chối. Ngoài ra, nếu đồng ý – coi như họ trở thành đồng minh của Mỹ, làm phật lòng Đức – đối tác thương mại lớn nhất. Khi đó, Brazil còn nghèo và đang nỗ lực để thực hiện công nghiệp hóa, họ coi trọng kinh tế là trên hết.
Đến tháng 8/1940, quân Đức bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Vương Quốc Anh, và tiến trình chinh phục Tây Âu không thuận lợi như nhiều người nghĩ. Vargas ngay lập tức đánh giá lại tình hình – những lời hứa về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp của Hitler sau khi chiến thắng – sẽ khó thành hiện thực. Hơn nữa, việc chìm trong chiến tranh, cũng khiến hoạt động thương mại giữa Brazil với Đức gặp nhiều khó khăn.
Do đó, Vargas đã chuyển hướng sang Hoa Kỳ. Tổng thống Franklin Roosevelt mở rộng vòng tay chào đón. Trong suốt 1 năm sau đó, Hoa Kỳ nhập khẩu của Brazil - 90% lượng cà phê, 83% đường, 78% quặng bôxít, 70% vonfram và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
Tuy vậy, Vargas vẫn từ chối cho họ đặt căn cứ quân sự.
Mọi thứ lên đến đỉnh điểm vào tháng 12/1941 – Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng tại Hawaii, buộc Hoa Kỳ phải tham chiến. Trong không khí sục sôi đó, Mỹ đã đưa ra một phương án thay thế gọi là ‘Kế hoạch cao su” – theo đó, họ sẽ đưa quân tấn công và ép buộc Brazil đồng ý. Rất may, kế hoạch đã thay đổi vào phút chót. Vargas cho phép Hoa Kỳ thiết lập căn cứ, với điều kiện – họ phải hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp nước này. Và sau đó, công ty thép quốc gia ra đời – đặt nền móng cho ngành công nghiệp Brazil phát triển.
-------------------------------------------------------------------------------------------
★ Đăng ký kênh : http://bit.ly/2vuCmFb
★ Facebook:   / nangtamkienthuc  
★ Gmail: [email protected]
-------------------------------------------------------------------------------------------
Đây là kênh khám phá lịch sử, địa lý và những kiến thức mới, độc đáo, mới lạ và những điều thú vị khác..
Trên hết tất cả là mang đến kiến thức thú vị, giúp mọi người học được nhiều điều mới và thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi căng thẳng!
------------------------------------------------------------------------------------------------------
If any owners has an issue with any of the uploads please get in contact ([email protected]) and it will be deleted immediately. Thank you for your coopertation.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке