#vinmec #treandam #andam #treantho
Các bé yêu của chúng ta có một cuộc chuyển đổi từ chế độ ăn sữa mẹ hoàn toàn sang ăn thức ăn như người lớn trải qua không ít những khó khăn, nhất là khi tập ăn thức ăn thô dễ bị ọe hoặc hóc thức ăn. Vậy thời điểm nào phù hợp cho bé ăn thô sẽ là nội dung bàn luận của chúng ta hôm nay nhé.
BSCKI Cao Thị Giang, Bác sĩ Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City chia sẻ rằng rằng trẻ cần hội tụ một số tiêu chí sau để bắt đầu bước vào giai đoạn ăn thô:
Khi trẻ ngồi vững, có thể giữ đầu thẳng, ngồi trên ghế ăn của trẻ
Trẻ cần ngồi ở tư thế thẳng giúp chúng có thể nuốt và tránh bị hóc
Trẻ có dấu hiệu tò mò về thức ăn
Trẻ đang phát triển khả năng dùng lưỡi đưa thức ăn vào phía trong của miệng
Hàng thập kỷ qua, tổ chức về Nhi khoa khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng sau sinh, sau đó hãy bắt đầu cho trẻ tập ăn đồ thô. Vậy lợi ích của việc cho trẻ ăn bắt đầu ăn thô từ 6 tháng tuổi:
Giới thiệu thức ăn cho trẻ trong thời gian này có thể giúp giảm nguy cơ bị dị ứng.
Giúp trẻ hứng thú thử các thức ăn mới khi chúng lớn lên
Tại sao không nên tập ăn thô trước 6 tháng tuổi?
Các chuyên gia cảnh báo trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao bị hóc thức ăn
Nếu ăn thức ăn sớm, trẻ có thể giảm lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà chúng cần thiết cho sự phát triển
Khi trẻ ăn thô đúng thời điểm, cha mẹ không nên sợ con bị hóc thức ăn nhé, vì cơ thể trẻ có những phản xạ tự nhiên để bảo vệ như:
Phản xạ nhai:
Nhai: sự kết hợp giữa lưỡi và các cơ trong khoang miệng để nhào trộn và nghiền nát thức ăn. Răng là chỉ là 1 công cụ nhai thức ăn.
Khoảng 6-7 tháng tuổi: trẻ chưa có đủ răng, dùng lợi để nhai. Lợi vô cùng lợi hại trong việc xử lý nhiều loại thức ăn thô không kém răng của người lớn
Phản xạ ọe:
Là một phản xạ an toàn và hữu ích của cơ thể trước những đồ ăn có kích cỡ và khối lượng không phù hợp
Giúp cho những thức ăn đó không thể tiến sâu vào đường thở và không gây hóc
Trẻ 6 tháng đến dưới 1 tuổi có phản xạ ọe được kích hoạt ngay ở đầu lưỡi nên sẽ dễ ọe hơn người lớn.
Ngoài ra, là cách để bé tự học tập và rút kinh nghiệm thông qua ăn uống, nhằm điều chỉnh được khối lượng thức ăn để không bị nghẹn vì ăn quá nhiều
Ăn thô quá muộn, phản xạ nhai của trẻ giảm đi đáng kể, phản xạ ọe đã bị đẩy lùi về phía cuống lưỡi giống như người lớn khiến nguy cơ hóc của bé tăng cao hơn, việc tập ăn thô lúc này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức của bố mẹ.
Một số thực phẩm có nguy cơ gây hóc: xúc xích, kẹo cứng, kẹo dẻo, các loại hạt, táo, nho nguyên quả, quả anh đào, quả oliu, phomai cuộn, nho khô. Cha mẹ tránh những thực phẩm có kết cấu, kích thước, hình dạng tương tự những thức ăn trên, hạn chế bé bị nghẹn hóc.
Cách xử lý khi bé bị ọe: Trong trường hợp bé có dấu hiệu bị nghẹn, ho và đang cố gắng ọe để đẩy thức ăn ra ngoài, điều này chứng tỏ bé đang tự giải quyết được vấn đề, bố mẹ nên bình tĩnh quan sát tiếp. Tuyệt đối không móc họng hay cho bé uống nước vì những hành động này có thể khiến dị vật đi sâu hơn vào đường thở, dẫn đến nguy cơ bị hóc tăng cao.
Các bước xử lí khi bé bị hóc: Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm khi bị hóc: một em bé bị hóc thực sự thường sẽ im lặng, mặt tím tái, không thể ho, khóc hay kêu vì lúc này đường thở đã bị dị vật bít hoàn toàn.
Nếu bố/mẹ ở cùng người khác: Nhờ người khác gọi xe cấp cứu, trong lúc đó bố/mẹ thực hiện các phương pháp sơ cứu khẩn cấp.
Nếu bố/mẹ chỉ có một mình với bé: thực hiện sơ cứu trước và sau đó gọi xe cấp cứu.
Các dấu hiệu nguy hiểm khác: gọi ngay xe cấp cứu trong trường hợp bạn nhận thấy cổ họng bé bị sưng (nguyên nhân có thể do dị ứng thức ăn), tim đập nhanh hoặc đột ngột ngất xỉu.
Bí kíp phòng tránh nghẹn ở trẻ em:
Bố mẹ cần giám sát giờ bữa ăn của trẻ, sẵn sàng giúp đỡ khi cần
Việc ăn uống chỉ nên diễn ra trên ghế ăn của bé khi ngồi. Tuyệt đối không cho ăn khi chạy nhảy, nằm trong xe vì nguy cơ hóc cao hơn
Hướng dẫn bé thói quen ăn uống tốt, an toàn: giữ thời gian ăn uống thoải mái, nhai chậm, không nói cười khi ăn, không đưa quá nhiều thức ăn vào miệng một lúc
Chuẩn bị đồ ăn có kích thước và kết cấu phù hợp lứa tuổi của trẻ.
Tập ăn thô cho trẻ là một phương pháp rất hữu ích trong việc khuyến khích con ăn tự giác và yêu thích việc ăn uống. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện dựa trên cơ sở bố mẹ tìm hiểu kỹ và nắm vững cách sơ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình ăn hy vọng bố mẹ và các bé sẽ có những trải nghiệm thật vui trong bữa ăn gia đình.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: / @vinmechospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: / vinmec
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: / benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu...
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Информация по комментариям в разработке