Bàn Luận Ăn Chay Trong Đạo Cao Đài

Описание к видео Bàn Luận Ăn Chay Trong Đạo Cao Đài

Bàn Luận Ăn Chay Trong Đạo Cao Đài

Ăn chay! Nghe hai tiếng «Ăn chay», chắc sao cũng có người trề môi, nhăn mặt mà rằng: “Ðến thế kỷ hai mươi nầy mà bạo gan xướng ra cái thuyết «Ăn chay», thì còn chi dại bằng? Ðã đến thời đợi văn minh lại còn muốn kéo
ngược người lại thời kỳ ăn cây, ở lỗ, thì có bổ ích vào đâu?

Ðó là dư luận thường tình đối với lý thuyết nào, bất câu sang hay hèn, mà trái hẳn với thế gian tục sự. Bất luận thời đợi nào, hễ việc chi hạp với vệ sanh,
thuận theo luân lý cùng lẽ tự nhiên, thì nên đem ra bàn giải.

Cổ nhân ăn cây, ở lỗ mà vẫn được mạnh khoẻ, sống lâu, ta nên nghiên cứu coi điều hạnh phúc ấy bởi đâu mà ra? Có phải phần nhiều là nhờ nơi ăn uống chăng? Mà ăn
những vật chi? Ăn cây trái, rau củ, tức là ăn chay vậy. Vả lại ăn chay, ăn mặn là do theo thói quen vậy thôi. Ai thuở nay quen ăn mặn, thì khó mà ăn chay; song hễ quyết chí tập lần, cũng có ngày được vậy. Ban đầu thử tập hai ngày,
rồi lên lần sáu ngày, mười ngày, vân vân. Tập mãi như vậy thì ăn được trường trai. Trường trai rồi nghe trong mình nhẹ nhàng khoan khoái lắm, thấy mặn không biết thèm.
Ðó là sự thật, ai có làm rồi đều biết.
Ở nước Nam ta, nhiều người tuy chẳng tu hành chi, song lòng hay tín ngưỡng Phật Trời, nên hai ngày sóc vọng thường giữ ăn chay. Còn nói chi đến người mộ đạo tu hành, thì tưởng lại ai ai cũng giữ ăn chay một tháng ít nữa là sáu ngày.

Chẳng những là đợi tu mới cần ăn chay, tưởng lại ai mà xét suy tột lý rồi, dầu không tu cũng nên tìm chay lánh mặn.

Từ khi Ðạo Trời rộng mỡ lần ba, tức là «Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ», nhiều người trong đạo lưu tâm về lối ăn chay, nên phát minh ra nhiều món chay rất ngon miệng, ăn không biết chán, thế thì có kém chi đồ mặn?

Комментарии

Информация по комментариям в разработке