Nguyễn Đình Chiểu - con đường hai sắc màu thành phố| Đường Phố Sai Gon - Chợ bưng Sai gon

Описание к видео Nguyễn Đình Chiểu - con đường hai sắc màu thành phố| Đường Phố Sai Gon - Chợ bưng Sai gon

#chobungsaigon #duongphosaigon #cuocsongsaigon #cuocsong #saigon #duongnguyendinhchieuquan3 #nguyendinhchieu
zalo chủ kênh: 0586774782
Nguyễn Đình Chiểu - con đường hai sắc màu thành phố
Song hành với một Sài Gòn - TP.HCM hoa lệ vẫn có một thành phố lam lũ. Giữa những con đường thơ mộng hay nguy nga vẫn có những con đường phong trần dân dã. Nhưng riêng đường Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng cũ) lại là con đường chia đôi.
Đường Nguyễn Đình Chiều là con đường mỗi phần mỗi phận. Đây cũng là một trong số ít con đường dài của Sài Gòn, gần 4km, đủ sức chuyên chở cả hai thái cực của một thành phố lớn.

Ngược xuôi hơn 50 năm trên con đường này, tôi không quên những vui buồn ở hai thế giới tưởng chừng tách biệt nhưng vẫn hòa hợp như hai sắc hoa tigôn.

Nguyễn Đình chiểu - con đường "áo mơ phai"
Phần kiều diễm của con đường bắt đầu từ kênh Thị Nghè đổ xuống ngã tư Cách Mạng Tháng Tám (Lê Văn Duyệt cũ). Thuở sinh viên và cho đến giờ, khi đi chầm chậm dưới hai hàng cây xanh xanh êm dịu vào những buổi nắng lên tại đây, không riêng mình tôi bắt gặp hồn thơ Xuân Diệu: "Đây mùa thu tới mùa thu tới, với áo mơ phai dệt lá vàng".

Quả thật, con đường lấp lánh nắng trên mặt đường, trên cành lá và trên những mái ngói nhà cổ. Cây xanh và những ngôi nhà đẹp làm nên ánh sáng và nhạc điệu yêu đời. Hai bên đường vỉa hè rộng, nhà cửa phần lớn là công thự, villa và nhà phố thượng lưu.

Thời Pháp, con đường Nguyễn Đình Chiểu mang tên là Richaud, thành lập những năm đầu thế kỷ 20. Ở số 11 là Trường Bưu điện - một kiến trúc hiền hòa, nối tiếp là dãy nhà Tây hai tầng, từng là nhà công vụ của ngành.
Con đường phong lưu bình dân
Vào khoảng 1951-1952, đô thành Sài Gòn mở rộng về phía Chợ Lớn, hình thành thêm nhiều con đường mới và giao lộ lớn. Vì vậy, con đường Richaud kiều diễm được nối dài, băng qua khu gò mả, vườn tược hoang hóa và đường xe lửa để tiến đến đường Hui Bon Hua (Lý Thái Tổ).

Thợ thuyền tứ xứ và dân quê chạy loạn tụ hội về con đường mới mở, làm nên các xóm lao động có tên mộc mạc là Vườn Chuối, Vườn Bà Bầu, Vườn Bà Lớn…, gọi chung là khu Bàn Cờ. Bám theo con đường đắc địa là hàng trăm con hẻm ngoằn ngoèo - dấu tích của những con lạch nhỏ hay bờ ruộng.

Tôi lớn lên trong một con hẻm đó, hẻm 549, dài sòng sọc, đầu này là đường Phan Đình Phùng, đầu kia là đường Nguyễn Thiện Thuật. Đầu những năm 1960, các con hẻm đều giống nhau, toàn là nhà lá, nhà "cây" (gỗ tạp) và nhà tôn chung vách. Đường hẻm là đường đất, "sang lắm" là đổ gạch đá vụn rồi tráng xi măng.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке