Nhẫn lực thành tựu (P.12)

Описание к видео Nhẫn lực thành tựu (P.12)

Đĩa 202

Thế nhưng, trước khi nhẫn lực thành tựu, ở bổn Kinh cũng nói cho chúng ta một số điều kiện tiên quyết. Bạn xem, câu đầu tiên là: “Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc”. Đây đều phải nhẫn nại. Ham muốn hưởng lạc, không thể chịu khổ, con người này không có nhẫn nhục, hay nói cách khác, họ không có thành tựu, cho dù có thành tựu thì cũng rất có hạn. Tám chữ này rất quan trọng, chúng ta quyết định không thể nào xem thường.

Năm xưa Phật ở đời, khi sắp rời khỏi thế gian, rất nhiều học trò thỉnh giáo với Phật: “Khi Thế Tôn còn ở đời, chúng con đều theo Ngài, nương theo Ngài làm Thầy. Khi Thế Tôn Ngài không còn ở đời, chúng con phải nương vào ai để làm thầy?”. Mọi người đều biết, Phật nói: “Lấy giới làm thầy”. Thế nhưng Phật còn có một câu nói mà chúng ta lơ là đi, đó là: “Lấy khổ làm thầy”.

Hai câu: “Bất kế chúng khổ, thiểu dục tri túc” là “lấy khổ làm thầy”.



Đời sống trải qua khổ một chút là tốt. Vì sao vậy? Không có tham luyến đối với nhân gian này, dễ dàng xuất ly sáu cõi luân hồi. Nếu như đời sống của bạn trải qua được quá dư dả, bạn cảm thấy thế gian này không tệ, Thế giới Cực Lạc nghe nói suông nhưng không hề xem thấy, vậy thì không thể tính đến, vẫn là ở nơi đây tốt, có tham luyến đối với thế gian này. Việc này có tổn hại rất lớn đối với chính mình.

Không dễ dàng gặp được cơ hội này, để lỡ qua phải nên làm thế nào? Phật Bồ Tát làm ra rất nhiều thị hiện để dạy bảo cho chúng ta. Nếu như chúng ta chính mình có phước báo phải nên đem phước báo này bố thí cho những chúng sanh không có phước báo, cho họ hưởng chung, chính mình không nên hưởng. Chính mình không có phước báo mà hưởng phước, người ta nói đây không phải là thiên Kinh địa nghĩa hay sao? Với người tu hành mà nói, bạn sai rồi. Bạn có phước, hưởng phước thì là hại bạn, cái phước đó chính là ma, chướng ngại đạo nghiệp của bạn. Nếu như bạn vừa chuyển đổi lại, đem phước báo của bạn cho tất cả chúng sanh hưởng, đây là trí tuệ chân thật, viễn ly tất cả ma chướng, bạn chân thật siêu việt rồi.

Cho nên, Đại đức xưa, Thích Ca Mâu Ni Phật làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem. Ngài đích thực xuất thân từ nhà phú quý, là thân phận của vương tử, vào thời xưa gọi là: “Phú hữu tứ hải quý vi thiên tử”, đem phú quý chính mình xả bỏ, xuất gia tu khổ hạnh. Vì sao vậy? Làm như vậy là chính xác, hưởng thụ phú quý thế gian là sai. Bạn phải nên biết, cái phú quý đó không phải một đời mà tu được. Nhiều đời nhiều kiếp tu được phú quý, ý niệm hưởng phước vừa khởi lên thì mê rồi, hưởng thụ phước báo đế vương của thế gian thì mê rồi.

Cái phước báo này xả bỏ hết thì phước báo to lớn hơn liền đến để làm Phật. Cho nên, các vị đồng tu bình lặng mà suy xét, các vị xem, đế vương triều đại thời nhà Thanh của chúng ta, phước báo lớn nhất là Hoàng đế Càn Long. Phước báo của Càn Long tuyệt đối không phải mười đời có thể tu được, mà là phước báo của mấy mươi đời đã tu, nhưng một đời liền hưởng hết.

Phước báo của Thích Ca Mâu Ni Phật cũng là mấy mươi đời đã tu, nhưng Ngài không hưởng, cho nên phước báo lớn hơn xuất hiện, thành Phật rồi. Hai người này bạn tỉ mỉ mà so sánh một chút, bằng lòng làm hoàng đế hay là bằng lòng đi làm Phật? Có lẽ người thông thường nghĩ đến làm hoàng đế sẽ tốt hơn, làm Phật ngày ngày ra bên ngoài khất thực, trải qua đời sống khổ đến như vậy.

Thế nhưng bạn phải nên biết, làm hoàng đế vẫn phải luân hồi sáu cõi. Càn Long được xem là một hoàng đế tốt, nhưng ngay trong một đời có tạo nghiệp hay không? Không thể tránh khỏi. Bạn xem qua lịch sử một đời của ông ấy thì biết, cũng giết oan không ít người, cho nên làm hoàng đế có so sánh thế nào cũng không thể so được với Phật. Phật tự tại như vậy, trải qua là đời sống trí tuệ cao độ, đời sống được đại tự tại. Đây là đế vương không thể hưởng thụ được. Đây chính là mê và ngộ.

Then chốt phá mê khai ngộ là ở nhẫn nại. Cái gì cũng đều phải nhẫn. Chân thật có thể nhẫn nại, sau đó mới có thể hiểu được “chuyên cầu bạch pháp huệ lợi quần sanh”, quyết định sẽ không có một ý niệm vì chính mình. Chúng ta tu hành cũng không phải vì chính mình, mà là vì chúng sanh. Chúng ta chính mình thường nói rất hay, chúng ta tu học khổ hạnh, đoạn ác tu thiện có phải vì chính mình hay không? Không phải vì chính mình. Phá mê khai ngộ cũng không phải vì chính mình, chuyển phàm thành Thánh vẫn không phải là vì chính mình.

Làm sao biết được không vì chính mình? Ở trên Kinh Phật nói: “Bồ Tát không ngã tướng, không nhân tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng”, họ có chỗ nào vì chính mình? Do đây có thể biết, Phật Bồ Tát thị hiện ở nhân gian này là vì chúng sanh, chuyển ác thành thiện cũng là vì chúng sanh, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh, không có thứ nào không phải vì chúng sanh. “Chuyên cầu bạch pháp huệ lợi quần sanh”. Chỗ này nói quần sanh là tất cả chúng sanh tận hư không khắp pháp giới, không phải hạn cuộc ở khu vực này, cũng không phải nói cái địa cầu này, đây là phạm vi quá nhỏ.

...

Комментарии

Информация по комментариям в разработке