Hóa học lớp 10 - Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử - Chân trời sáng tạo

Описание к видео Hóa học lớp 10 - Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử - Chân trời sáng tạo

* Hóa học lớp 10 - Chân trời sáng tạo - Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử - Thầy Nguyễn Chí Sơn
* Website: http://thaynguyenchison.vn/
* Facebook:   / nguyenchhison  

* Tóm tắt nội dung bài học:
- Phân biệt mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr với mô hình nguyên tử hiện đại
- Một số AO thường gặp là s, p, d, f. Các AO s có dạng hình cầu, AO p có dạng hình số 8 nổi, AO d và f có hình dạng phức tạp
- Trong nguyên tử, các electron được xếp thành từng lớp. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau
- Mỗi lớp electron được phân chia thành các phân lớp, được kí hiệu là: s, p, d, f. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
- Nguyên lí vững bền: Các electron chiếm các orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao (1s 2s 2p 3s …)
- Nguyên lí Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau. Lưu ý:
+ Phân lớp s: có 1 AO nên có tối đa 2 electron,
+ Phân lớp p: có 3 AO nên có tối đa 6 electron,
+ Phân lớp d: có 5 AO nên có tối đa 10 electron
+ Phân lớp f: có 7 AO nên có tối đa 14 electron
- Quy tắc Hund: Trên cùng phân lớp, các electron phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa
- Cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Dựa vào số lượng electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố, có thể dự đoán một nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm

* Nội dung của video bao gồm:
00:00 - (1) Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
05:19 - (2) Lớp và phân lớp electron
08:52 - (3) Cấu hình electron nguyên tử
25:24 - (4) Bài tập

Комментарии

Информация по комментариям в разработке