Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo (Thu thanh sau 1975) | Official Lyric Video by Hà Nội Vi Vu

Описание к видео Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo (Thu thanh sau 1975) | Official Lyric Video by Hà Nội Vi Vu

Bài hát: Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo (1965)
Sáng tác: Xuân Hồng
Trình bày: Tuyết Thanh - Hợp ca nam nữ Đài TNVN

Nhạc sỹ Xuân Hồng được mệnh danh là nhạc sỹ nhạc đỏ nhưng cái màu “đỏ” ấy lại được hoà quyện với sự rung động sâu sắc trước đời sống của con tim ông. Sự kết hợp giữa cảm quan cá nhân với tinh thần thời đại đã giúp Xuân Hồng cho ra đời nhiều ca khúc vừa hào sảng, vừa lắng đọng tâm tình. Ca khúc Tiếng chày trên sóc Bom Bo đã ra đời trong mối kết tinh đó.
Ý tưởng sáng tác Tiếng chày trên sóc Bom Bo được nhạc sỹ Xuân Hồng ấp ủ trong một thời gian dài. Ngay từ khi là một cậu bé chưa cầm nổi cái chày giã gạo cho đến khi trái tim đã biết rung động, Xuân Hồng đã được tham gia sinh hoạt giã gạo ở nông thôn. Các nhóm giã thường khoảng ba, bốn người một cối, thường là những chàng trai, cô gái trẻ trung, sôi nổi. Đây cũng là dịp để các chàng trai khoe vẻ cường tráng, còn các cô gái kín đáo khoe đường cong cùng vẻ nết na lam làm. Những đêm giã gạo cũng là các buổi liên hoan văn nghệ sôi nổi. Trong không gian ấy, Xuân Hồng đã có những rung động đầu đời… Tiếng chày "cụp cum" cùng những ký ức đẹp thời trai trẻ đã theo ông vào tận chiến trường, chưa lúc nào ông từ bỏ ý định viết một bài hát về Tiếng chày giã gạo.

Trong một dịp tham gia chiến dịch Đồng Xoài, Xuân Hồng được lệnh hành quân đến sóc Bom Bo (nay là ấp I của xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước) để nhận gạo. Sóc Bom Bo là một đơn vị hậu phương vững chắc, người dân nơi đây sẵn sàng ăn củ rừng để nhường gạo cho cách mạng, ăn tro để nhường muối cho bộ đội. Tập quán của sóc là giã gạo ngày nào ăn ngày nấy và đó là công việc của phụ nữ. Nhưng đúng lúc bộ đội đang thiếu gạo, Điểu Nhếch (già làng và cũng là Đảng viên), chủ tịch sóc Bom Bo cùng Điểu Tơi, Điểu Lêng và những người cốt cán đã đưa ra khẩu hiệu mang tính cách mạng:Toàn sóc Bom Bo giã gạo, không phân biệt trẻ, già, trai, gái, phá bỏ một tập quán ngàn đời của người dân tộc X’tiêng. Trong không gian lãng mạn mang màu sắc huyền thoại của ánh đuốc lồ ô bập bùng và tiếng chày cụp cum, âm hưởng của tiếng chày giã gạo cùng những rung động của thời trai trẻ lại vọng về, khơi nguồn cảm xúc cho tiết tấu, nhạc điệu của Tiếngchày trên sóc Bom Bo:

Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa,
Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya,
Bồng con ra võng để đòng đưa,
Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa.

Âm điệu bài hát biến đổi linh hoạt lúc trầm lúc bổng, lúc nhanh vội rồi lại ngân nga, thiết tha… một thứ nhạc điệu đẹp đến mê hoặc khiến ai nghe cũng phải mấp máy hát theo. Ca khúc xứng đáng là một kiệt tác trong sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Xuân Hồng, đó là sự hoà hợp đến diệu kỳ giữa chất liệu hiện thực – thực tiễn kháng chiến với tài năng nghệ thuật – khả năng vận dụng linh hoạt của những khúc dân ca.

Tiết tấu rộn rã khẩn trương xuyên xuốt cả bài hát, chất liệu của chủ đề lấy từ bài dân ca Nambộ Lý bình vôi. Bài hát có quy mô bởi được cấu trúc thành nhiều đoạn với phần lời đa dạng dựa trên cùng một âm điệu:

Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ,
Sóc Bom Bo sẵn có cối chày đây,
Người Bom Bo sẵn có đôi bàn tay
Với tình yêu nước và thù giặc ngày ngày.

…Tiếng cười vui đẩy lui đêm vắng vẻ,
Có ai đi về phía những hàng cây,
Mời vô đây cùng nghe khúc nhạc hay,
Khúc nhạc đêm nay dùng nhịp đệm bằng chày.

Nhạc sỹ Xuân Hồng đã xây dựng tác phẩm với hình thức đa âm để tả không khí khẩn trương, khung cảnh lao động nhộn nhịp. Đoạn đầu là kết cấu đa tuyến giai điệu: nhiều giọng ca hát cùng nhau với các lời khác nhau, theo kiểu "bè tòng". Phần sau, các giai điệu đi song hành.
Tất cả đều gợi lên không khí lao động tập thể đông vui, háo hức. Bài hát được coi là một trong những tác phẩm thanh nhạc có khuynh hướng đa âm và qui mô khá lớn trong ca khúc Việt Nam.
Ca từ và nhạc điệu như dẫn dụ người nghe lạc vào không gian của Bom Bo để chứng kiến một đêm hội lao động hăng say và đậm chất thơ.

Chính bởi nét trẻ trung, sôi nổi mà ca khúc được giới trẻ ngày nay đón nhận nồng nhiệt và được yêu thích đặc biệt trong những buổi liên hoan tập thể. Người nghe dễ nhận ra sự luyến láy trong ca từ, câu trước như gọi câu sau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ đáng kể. Nhạc sỹ Xuân Hồng rất có tài trong vệc sử dụng vần điệu, ông chăm sóc "cước vận" – vần cuối câu, đồng thời sử dụng hiệu quả "yêu vận" – vần giữa câu, là những đặc điểm của các ngôn ngữ Môn-Khmer, Thái Tày và Việt Mường. Đây là một thủ pháp nổi bật của nhạc sỹ Xuân Hồng mà có lẽ chưa nhạc sỹ nào đạt tới. Sự luyến láy trong vần điệu đã đem lại những "khoái cảm thẩm mỹ hồn nhiên cho công chúng; dù hát bằng miệng hay nghe bằng tai, lời ca và nhạc điệu thấm ngọt vào tận ruột gan." (theo nhạc sỹ Lưu Hữu Phước). Sinh thời, nhạc sỹ Xuân Hồng yêu mến thiết tha mảnh đất Bom Bo, địa danh này trở thành quê hương thứ hai của ông với mối quan hệ gắn bó thân tình và nhiều duyên nợ Mùa xuân năm 1996, ông quay trở lại thăm sóc và là người duy nhất được rước bằng voi, chứng tỏ người dân tôn kính ông như một vị thần.
Mỹ Hạnh

Комментарии

Информация по комментариям в разработке