Tiểu sử NHẬT TRƯỜNG – TRẦN THIỆN THANH Cuộc đời và sự nghiệp của vinh quang và chua xót

Описание к видео Tiểu sử NHẬT TRƯỜNG – TRẦN THIỆN THANH Cuộc đời và sự nghiệp của vinh quang và chua xót

#tieusunhacsitranthienthanh #trầnthiệnthanh #nhậttrườngtrầnthiệnthanh
Tiểu sử NHẬT TRƯỜNG – TRẦN THIỆN THANH Cuộc đời và sự nghiệp của vinh quang và chua xót
Trần Thiện Thanh là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất miền Nam giai đoạn trước 1975. Một số bút hiệu khác của ông là Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận), Thanh Trân Trần Thị. Ông còn là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng (“tứ trụ nhạc vàng”).
Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông đến Sài Gòn năm 1958, sau khi học xong thì làm giáo viên trung học. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông cũng làm việc tại Ðài Phát thanh và Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban v
Văn nghệ của đài và sau năm 1968 còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường. Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm ông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là Tiếng Hát Đôi Mươi.
Nhật Trường – Trần Thiện Thanh được xưng tụng là một trong “tứ trụ nhạc vàng” cùng với Duy Khánh, Chế Linh, Hùng Cường, là 4 nam danh ca nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng. Điểm chung của 4 người này là đều được đông đảo khán giả mến chuộng, và đều có khả năng vừa hát vừa sáng tác.
Trong đó, phần sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có phần nổi trội hơn phần hát của ông, tức ca sĩ Nhật Trường. Trong “tứ trụ”, Trần Thiện Thanh cũng sáng tác được nhiều nhất và có rất nhiều bài hát nổi tiếng.
Tên tuổi Trần Thiện Thanh luôn được nhắc đến cùng với Trúc Phương, Lam Phương, Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ… đều là những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng. Về nghệ danh Nhật Trường khi đi hát, có lần ông giải thích như sau: “Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho.
Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là… ngày dài.” Xem bài khác Nhạc sĩ Vinh Sử và “Chuyện Tình Liêu Trai”: Chàng từ trong thiên thu hợp hôn nàng nơi cõi chết…

Комментарии

Информация по комментариям в разработке