Bàn chân Đái tháo đường - Biến chứng thần kinh ngoại biên | CTCH Tâm Anh

Описание к видео Bàn chân Đái tháo đường - Biến chứng thần kinh ngoại biên | CTCH Tâm Anh

Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường ít khi khiến bệnh nhân tử vong nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, bắt buộc cắt cụt chân. Đến nay, không có thuốc điều trị khỏi biến chứng thần kinh do tiểu đường, đái tháo đường. Các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm đau, làm chậm diễn tiến bệnh và phục hồi biến chứng.

Đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào đến bàn chân. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của BS.CKII Thân Thị Minh Trung, Phó trưởng khoa: Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong video sau đây:

🔹 Bệnh thần kinh do đái tháo đường thường được chia thành hai nhóm chính, tương ứng với các biểu hiện triệu chứng:
+ Biến chứng thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể biểu hiện như thần kinh ở tay, chân, dây thần kinh sọ não. Bệnh nhân tê bì chân tay, kim châm kiến bò rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày nhất là giấc ngủ.
+ Biến chứng thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh nằm ngoài sự điều khiển của ý thức chủ động, có chức năng điều khiển hoạt động của các nội tạng như dạ dày, ruột, tim mạch đặc biệt hệ tiết niệu ( biểu hiện đái không tự chủ).

📌 Triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường rất đa dạng, thay đổi tùy theo cơ quan bị tổn thương. Đa số triệu chứng cũng rất mờ nhạt, do đó, bệnh nhân có thể không quan tâm cho đến khi bác sĩ khám thấy hay tổn thương nặng đã xuất hiện.

📌 Để phòng chống biến chứng bàn chân, người bệnh cần lưu ý:
+ Kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì);
+ Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bàn chân nhằm phát hiện sớm những dị vật, những rối loạn cảm giác bàn chân.
+ Người bệnh phải được hướng dẫn chăm sóc bàn chân, cắt móng chân không quá sát để bảo vệ da ngón chân, không tạo móng quặp. Nếu có móng quặp, vết chai chân thì nên đến khám chuyên khoa, để bác sĩ xử lý móng quặp cũng như vết chai chân. Người bệnh không nên tự cắt, đặc biệt là chai chân khi chưa có hướng dẫn nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng bàn chân.
+ Khi bàn chân bị tổn thương, ngoài việc giữ vệ sinh, khô ráo bàn chân, người bệnh nên đi tất, dép tránh dị vật gây tổn thương bàn chân (do mất cảm giác). Người bệnh nên đi loại giày, dép được thiết kế đặc biệt phù hợp với tổn thương bàn chân nhằm bảo vệ chân cũng như giảm áp lực tì đè lên những chỗ tổn thương của bàn chân.

💌 NỘI DUNG CHÍNH CỦA VIDEO:
00:50 Biểu hiện thường gặp
03:15 Biến chứng thần kinh ngoại biên
04:41 Chẩn đoán biến chứng thần kinh ngoại biên
10:46 Điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên



➡️ Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của BS.CKII Thân Thị Minh Trung, Phó trưởng khoa: Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong video trên đây nhé!
---------------------
Nhớ đặt thông báo đón xem các số được phát sóng vào 20 giờ tối mỗi ngày nhé!
📞 Liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để nhận tư vấn MIỄN PHÍ
🔹 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
☎️ Hotline: 0287 102 6789
🔹 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội
☎️ Hotline: 1800 6858
🌐 Website: https://tamanhhospital.vn
---------------------
► Đăng ký kênh Chấn thương Chỉnh hình Tâm Anh để xem nhiều video mới.
#ChanThuongChinhHinhTamAnh #ChanThuongChinhHinh #CTCH #CTCHTamAnh #BenhVienDaKhoaTamAnh #BenhVienTamAnh #TamAnh #baitapvandong #baitapconhidautamdau
---------------------
© Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
© Copyright by Tam Anh Hospital ☞ Do not Reup

Комментарии

Информация по комментариям в разработке