Truyện Ngắn Thạch Lam Tuyển Chọn Hay Nhất P4 | Chiến Hữu Audio

Описание к видео Truyện Ngắn Thạch Lam Tuyển Chọn Hay Nhất P4 | Chiến Hữu Audio

00:05 Giới thiệu
04:46 Những ngày mới
15:20 Sợi tóc
30:28 Tiếng chim kêu
38:04 Tiếng sáo
54:09 Tình xưa
01:18:19 Tối ba mươi
01:28:32 Trở về
01:40:28 Trong bóng tối buổi chiều
Thưa quý vị, nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét về tác giả Thạch Lam như sau:
Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc… Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học...
Nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét:
Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng... Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy...
Còn GS. Phạm Thế Ngũ viết:
Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội... Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi… Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo… Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông...
GS. Phong Lê cũng bày tỏ:
Thạch Lam có quan niệm dứt khoát về thiên chức của văn chương: "Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Có lẽ cả hai phương diện, vừa tố cáo, vừa xây dựng, đều được Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm được sự gắn nối ở chính quan niệm này.
Ở tư cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ. Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi".
PGS. Nguyễn Hoành Khung cho rằng:
...Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên, ông chỉ mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo qua những câu chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp.
Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên trong của cái "tôi", với sự phân tích cảm giác tinh tế.
Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu" (Nguyễn Tuân).
Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông dường như không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng. Truyện dài "Ngày mới" của ông không có gì đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật.
Khúc Hà Linh (Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Hải Dương) cho biết:
Thạch Lam có những tháng năm sống nơi thôn dã, nên trong tác phẩm ông chất chứa nhiều hình bóng con người và đời sống làng quê... Ông tả nội tâm nhân vật tài tình, nhuần nhị, tinh tế. Văn ông hài hòa giữa lãng mạn và chân thực, mà vẫn nồng nàn tình quê, nặng lòng với dân tộc.
Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong thể loại bút ký. "Hà Nội băm mươi sáu phố phường" gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể hiện vốn sống phong phú và tài hoa của ông...
Năm 1996, ở Cẩm Giàng có một con đường mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm mạnh dạn, là cách trân trọng văn chương hiếm thấy tại thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Hiện nay, truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (in trong tập truyện "Nắng trong vườn") của ông đang được giảng dạy tại lớp 11 trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Sau đây xin mời quý vị đến với chùm 8 truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Xin mời quý vị lắng nghe!
-------------------------------------------------
▶ Link đăng ký kênh (Subscribe):
   / @chienhuuaudio-doctruyen  
-------------------------------------------------
#thachlam #truyenngan #truyenvietnam #chienhuuaudio

Комментарии

Информация по комментариям в разработке