Solenzara

Описание к видео Solenzara

Âm nhạc không biên giới : Sydney - Cam Ranh - Melbourne
Music online giữa Cam Ranh ( Vietnam ) ,Sydney & Melbourne ( Australia ) : Solenzara - Nắng Xuân
Vocal : Mỵ Hằng ( Hang Duong - Sydney Australia )
Violinist : Hoàng Công Vinh ( Vinh Hoang -Sydney Australia )
Keyboardist : Thắng Trần ( Cam Ranh Vietnam )
Guitarist : Guitare Hữu Thọ ( Melbourne Australia

Nằm trên Bờ biển Xà cừ (Côte de Nacre), thành phố Solenzara được liệt vào hàng danh lam thắng cảnh của đảo Corse, ở ngoài khơi miền nam nước Pháp. Tuy chưa từng đặt chân đến nhưng nhiều du khách trên thế giới đều từng nghe nhắc tới địa danh nhờ vào một bài hát ăn khách vào năm 1967.
Sinh trưởng tại Oletta, một ngôi làng ở miền núi hẻo lánh, tác giả Dominique Marfisi (sinh năm 1902 - mất năm 1973) rời đảo Corse đến Pháp lập nghiệp năm ông 18 tuổi
Do xa quê mẹ từ lúc ông mới trưởng thành, cho nên sáng tác của ông gắn liền với đảo Corse. Chủ đề ưng ý của tác giả này trước sau vẫn là tình quê hương. Vào năm 1965, ông từng đoạt giải nhì trong cuộc thi sáng tác của thành phố Nice nhờ một tập thơ song ngữ viết bằng tiếng Corse lẫn tiếng Pháp.
Vào năm 1961, tác giả Dominique Marfisi đến tuổi về hưu, dọn nhà về sống luôn trên đảo Corse. Nhân một buổi ăn mừng sinh nhật của một người bạn tại Solenzara, ông tổ chức một bữa tiệc tại quán nhạc Mare e Festa. Cả nhóm bạn rủ nhau đi du thuyền trước giờ ăn tối.
Thuyền vừa ra khơi lúc mặt trời bắt đầu lặn, ánh nắng chiều tà phủ ánh ngân quang, ngả bạc màu sóng biển. Ngoảnh mặt lại nhìn đằng sau lưng khung cảnh nên thơ của một ngôi làng trải khắp chân đồi, ông mới thốt lên câu nói : Không tìm thấy nơi nào đẹp bằng Solenzara (A Solenzara, piu bella un si po sta). Cũng từ giai thoại này mà ông dựa theo giai điệu của Arcangelo Petisi, rồi chấp bút viết thành lời ca bản nhạc nổi tiếng cùng tên.
Trong vòng nhiều năm, Solenzara là một ca khúc rất thịnh hành trên đảo Corse nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Mãi đến năm 1967, bản nhạc này mới lọt vào tai của ca sĩ Enrico Macias. Do rất thích giai điệu của bài hát, nên anh mới nhờ người khác chuyển dịch lời ca sang tiếng Pháp.
Chỉ một năm sau, nhạc phẩm Solenzara trở thành điệu ru của vành nôi Địa Trung Hải, khi bài ca được đặt thêm lời tiếng Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha. Cuối những năm 1960, bản nhạc có cả lời tiếng Đức, Hà Lan rồi Đan Mạch. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn nữa là phiên bản tiếng Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ba Tư (tiếng farsi của người Iran).
Tại Việt Nam, bài Solenzara được cố nhạc sĩ Phạm Duy ‘‘chuyển ngữ’’ từ tiếng Pháp thành nhạc phẩm Nắng Xuân. Gọi là chuyển ngữ chứ không phải là chuyển dịch vì thật ra lời tiếng Việt không ăn nhập gì với phiên bản tiếng Pháp và càng xa hơn nữa với nguyên tác viết bằng tiếng Corse. Tình quê hương ban đầu đã nhường chỗ lại cho tình yêu đôi lứa và đổi hẳn luôn nhân vật cũng như bối cảnh câu chuyện.
Nắng Xuân
Lời Việt : cố NS Phạm Duy
Muốn thấy em như pha lê ngọc ngà
Sáng xanh như mây đọng đầu nhà
Để bao dung đôi tay mở ra
Để ta đã có em bên mình
Xóa tan đi những ngày bê tha
Muốn thấy em như bông hoa rừng già
Đến với ta con ong đậm đà
Tình đã tới như trong mộng mơ
Tình đã tới cất cao không ngờ
Khiến cho ta quên hết bơ vơ
Người hỡi hãy quay nhìn coi
Người có thấy nắng xuân đang cười
Ta hãy yêu nhau trọn đời
Kiếp nhân sinh ôi không dài
Thấy nắng xuân trên môi em mặn nồng
Nắng lung linh trên nụ cười hồng
Để bao dung đôi môi mở hé
Để ta đã có em trong lòng
Những bước đi không còn mênh mông
Hỡi nắng xuân soi tim ta đợi chờ
Nắng chói sâu đêm đông mịt mờ
Tình đã tới như trong mộng mơ
Tình đã tới cất cao không ngờ
Khiến cho ta quên hết bơ vơ

Комментарии

Информация по комментариям в разработке