Lễ Chèo Thuyền Bát Nhã Tôn Giáo Cao Đài Tây Ninh - Cần Bảo Tồn Và Phát Huy Cho Thế Hệ Trẻ

Описание к видео Lễ Chèo Thuyền Bát Nhã Tôn Giáo Cao Đài Tây Ninh - Cần Bảo Tồn Và Phát Huy Cho Thế Hệ Trẻ

Chèo thuyền Bát Nhã của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh diễn ra khi làm lễ an vị, khánh thành thánh thất, điện thờ Phật Mẫu ở các họ đạo hay có một vị chức sắc trong đạo qua đời. Ngoài ra, mỗi năm vào ngày 16 tháng Giêng còn có buổi chèo thuyền hội tại Khách Đình và Báo Ân Từ. Đây vừa là nghi thức trang trọng của đạo, vừa là một nét văn hoá, nghệ thuật độc đáo có sức hấp dẫn, lôi cuốn mọi người. cần được bảo tồn vá phát huy
Nghi lễ chèo thuyền Bát Nhã trong tôn giáo Cao Đài Toà thánh Tây Ninh có Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương, và 12 Bả trạo đảm nhiệm việc chèo thuyền. các tay chèo là các anh Trạo phu, gọi chung là Bá Trạo (trăm tay chèo, người miền Trung gọi trại ra là bả trạo cho đến nay). Riêng hát chèo thuyền của đạo Cao Đài có thêm nhân vật Tổng Khậu
Tổng Lái là đại ca là chủ nhân của chiếc thuyền, tượng trưng cho quyền năng bí ẩn nhiệm màu của Phật. Tổng Mũi là người dẫn đạo, định phương hướng, vạch đường chỉ lối cho con thuyền, tượng trưng quyền năng của Pháp. 12 Bả trạo do Tổng Mũi phụ trách đảm nhiệm việc chèo thuyền, tượng trưng quyền năng của Thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tổng Thương là người lo các việc bên trong của thuyền, tượng trưng cho quyền lực của Tăng. Tổng Khậu là người phục vụ cơm nước trên thuyền tượng trưng cho nhơn sanh, tức chơn hồn của chúng ta.
Chèo thuyền Bát Nhã dựa vào triết lý con người do Phật, Pháp, Tăng sinh ra nơi tại thế, đến khi quá vãng sẽ nhờ thuyền Bát Nhã, cũng là quyền lực nhiệm màu của Phật, Pháp, Tăng đưa về ngôi xưa vị cũ, cõi “thiêng liêng hằng sống”.
Chèo thuyền Bát Nhã đòi hỏi nhiều kỹ năng về làn điệu, hình thức biểu diễn. Người diễn viên phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài để có sự hài hoà cả 3 yếu tố về dáng vóc, giọng hát và điệu bộ.
Các ông Tổng là những nghệ nhân có thâm niên, Bả trạo là các thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi. Dựa trên lối diễn xuất dân gian giữa hát bội và hát bả trạo vùng duyên hải miền Trung, các Tổng, Trạo trong chèo thuyền Bát Nhã có y trang khôi giáp, mũ mão, cân đai và những lá cờ lịnh tiễn như những vị tướng đang thực thi nhiệm vụ.
Chèo thuyền Bát Nhã được dựa theo một bổn soạn sẵn, có tình tiết câu chuyện đầy kịch tính với bối cảnh của một con thuyền trong chuyến hải trình. Trên đường vượt qua “bể khổ” đưa khách trở về cõi thiêng liêng, các vị Tổng, Trạo đều dốc lòng, dốc sức làm tròn nhiệm vụ, đoàn kết, yêu thương nhau, lèo lái con thuyền Bát Nhã vượt qua phong ba bão táp.
Với sự nhuần nhuyễn, đôi bàn tay khéo léo, những nét đặc trưng của từng vai diễn được hiện ra: Tổng Lái mặt rằn ri, oai phong. Tổng Mũi mặt trắng hồng, thanh tú. Tổng Thương mặt đỏ, đượm nét sầu tư. Tổng Khậu mặt hài hước, vô tư.
Với sự nhuần nhuyễn, đôi bàn tay khéo léo, những nét đặc trưng của từng vai diễn được hiện ra: Tổng Lái mặt rằn ri, có râu, oai phong. Tổng Mũi mặt trắng hồng, thanh tú. Tổng Thương mặt đỏ, đượm nét sầu tư. Tổng Khậu mặt hài hước, vô tư. Riêng đối với 12 Bả trạo thì được đồng phục và sắc diện đều như nhau. Đêm chèo thường kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 19 giờ đến 22 giờ
Trong trang phục với những cờ, đai, mão, các “diễn viên” ướt sũng mồ hôi dù trời đã về khuya. Nhưng, cái mệt dường như chẳng thấm. Bởi với mọi người, đây là việc công quả của người tu hành, và cũng là tâm huyết với một loại hình nghệ thuật. Tâm huyết này của bao thế hệ Tổng Trạo, đến ngày nay vẫn luôn được gìn giữ, phát huy giá trị.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке