Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn LED | Kingsolar.com.vn

Описание к видео Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn LED | Kingsolar.com.vn

Xem chi tiết bài viết: https://kingsolar.com.vn/cau-tao-nguy...
1. Đèn Led là gì?
Led – Light-Emitting-Diode là một thiết bị bán dẫn phát ra ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) khi có dòng điện đi qua. Về cơ bản, đèn Led là một thiết bị bán dẫn hoạt động trái ngược với pin năng lượng mặt trời (thiết bị có khả năng hấp thụ ánh sáng để chuyển thành dòng điện).

Tùy thuộc vào cấu tạo của các chất bán dẫn mà thiết bị này sẽ cho ra các ánh sáng với bước sóng khác nhau, điều này đồng nghĩa với việc các nguồn ánh sáng sẽ có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào chất bán dẫn cấu tạo nên đèn.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bóng đèn Led
Để sản xuất ra các điốt phát quang này thực sự rất đơn giản và chi phí rất rẻ tuy nhiên khả năng chiếu sáng lại vô cùng hiệu quả, đó cũng là lý do vì sao sự ra đời của thiết bị này được rất nhiều người ưa chuộng và yêu thích.
Đèn Led bao gồm hai loại vật liệu bán dẫn (loại p và loại n). Cả hai loại vật liệu P và N đều được pha các tạp chất để thay đổi một chút tính chất điện của chúng, vật liệu loại P chứa lỗ trống điện tử còn vật liệu loại N chứa điện tử (electron). Các loại vật liệu này được tạo ra bằng cách thêm vào các nguyên tử của các nguyên tố khác. Những nguyên tử mới này thay thế một số nguyên tử hiện có của chúng và làm thay đổi cấu trúc vật lý lẫn hóa học.
Các vật liệu loại P được tạo ra bằng cách sử dụng các nguyên tố (như Bo) có ít electron hóa trị hơn vật liệu nguyên chất ban đầu. Trong khi đó các vật liệu loại N thì được tạo ra bằng cách sử dụng các nguyên tố (như phốt pho) có nhiều electron hóa trị hơn vật liệu ban đầu. Khi kết hợp 2 vật liệu này tạo ra một điểm nối P-N với các thuộc tính thú vị và hữu ích cho các ứng dụng điện tử.
Khi dòng điện chạy từ vật liệu loại P (cực âm) đến vật liệu loại N (cực dương), các electron sẽ lấp đầy các lỗ trống điện tử và từ đó sinh ra bức xạ ánh sáng nhìn thấy được.

3. Các thông số kỹ thuật cơ bản của đèn Led
– Quang thông: Hay còn gọi là thông lượng phát sáng là thước đo tổng lượng ánh sáng nhìn thấy được phát ra từ đèn, đơn vị là Lumen (Lm). Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của bạn mà lựa chọn đèn Led quang thông lớn để phát ra nhiều ánh sáng hay quang thống thấp để cung cấp nguồn sáng nhẹ nhàng hơn (ví dụ: đèn phòng ngủ).
– Chỉ số hoàn màu CRI: Chỉ số này cho ta biết chất lượng ánh sáng của đèn và mức độ bị ảnh hưởng màu sắc, độ trung thực của vật khi được chiếu sáng. Đây là thống số rất quan trọng đối với đèn Led.
Tham khảo: Chỉ số hoàn màu là gì và 5 điều bạn cần biết 
– Hiệu suất phát sáng: Thông số này cho bạn biết được thiết bị chiếu sáng của bạn có tiết kiệm điện hay không?
– Nhiệt độ màu (đơn vị K): Hiện nay trên thị trường ở Việt Nam, có 3 loại bóng Led phổ biến với các mức nhiệt độ màu khác nhau như sau:
Màu ấm (vàng): nhiệt độ màu từ 2700K – 3500K tương đương với ánh sáng của đèn sợi đốt, rất thích hợp để trang trí và chiếu sáng phòng ngủ.
Ánh sáng tự nhiên: nhiệt độ màu từ 4000K – 4500K. Đây là khoảng nhiệt độ màu trung bình, cho phép đèn Led phát ra ánh sáng vừa phải, hài hòa, rất thích hợp để lắp đặt ở phòng ăn.
Ánh sáng trắng: nhiệt độ màu từ 5000K – 7000K, bóng Led siêu sáng, tương đương với ánh sáng mặt trời vào giữa trưa. Loại này rất thích hợp để chiếu sáng cho không gian văn phòng làm việc, phòng tiếp khách, sân thể thao trong nhà…
#cấu_tạo_đèn_led
#nguyên_lý_hoạt_động_đèn_led
------------------------------------
Theo dõi chúng tôi tại:
Website: https://kingsolar.com.vn/
Fanpage Facebook:   / dennangluongchinhhangso1vietnam  
Youtube:    / @kingsolar-ennangluongmattr1421  

Комментарии

Информация по комментариям в разработке