Những điều thú vị bạn nên biết về Sài Gòn.

Описание к видео Những điều thú vị bạn nên biết về Sài Gòn.

Ai là chủ nhân đầu tiên của mảnh đất Nam Bộ? Tại sao có tên gọi Sài Gòn hay từ một vùng đất rừng rậm thành vùng đô thị phồn vinh như ngày nay. Theo chân S – Team tìm hiểu lịch sử vùng đất Sài Gòn nhé.
Từ thế kỷ thứ nhất người Phù Nam làm chủ vùng đất này, phát triển đường thủy hình thành vương quốc hùng mạnh. Đến khoảng thế kỷ thứ 7, Vương Quốc Phù Nam suy yếu do sự xâm lăng của các dân tộc lân cận cũng như con sông cạn làm giao thông kinh tế đường biển suy thoái. Chủ nhân tiếp quản vùng đất Nam Bộ trong đó có Sài Gòn là dân tộc Khmer với vương quốc Chân Lạp trải dài từ Campuchia đến Miền Nam Việt Nam với đỉnh cao là công trình AngkorWat kỳ vĩ. Theo tiến trình lịch sử người Việt di chuyển đến Miền Trung và dần dần đến với Miền Nam.
Năm 1698, Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và lập phủ Gia Định. Đây được coi là niên đại tính thành lập Sài Gòn cho đến ngày nay.
Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Vua cho xây cung điện rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prey Nokor có nghĩa là mảnh đất rừng rậm.Từ đây tên gọi Sài Gòn phổ biến hơn với người Việt do cách đọc trại đi và từ vùng rừng rậm hoang vắng thành những mảnh đất có chủ quyền người Việt. Chúa cũng giúp vua Chân Lạp ổn định tình hình đất nước, chống cuộc tấn công từ quân Xiêm.
Giáo sĩ người Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Quy Nhơn viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gửi quân sang giúp vua Campuchia. “Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Sau đó mở rộng thêm được vùng Mô Xoài nay là Bà Rịa Vũng Tàu để lập đồn thu thuế.
Giờ thu phục được lòng dân, mọi người quy tụ về đây càng đông. Hai tướng người Trung Quốc là Dương Ngạn Địch Và Trần Thường Xuyên xin lương nhờ chúa Nguyễn, chúa cho ở vùng đất Nông Nại ngày nay là Đồng Nai và Mỹ Tho nay là Tiền Giang. Khi khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, chiến tranh tàn phá khắp nơi nên người Hoa di chuyển về Sài Gòn lập ra khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Chợ Lớn theo cách gọi người Việt dành cho khu người Hoa xây dựng một “chợ” lớn hơn “chợ” lớn nhất người Việt nên gọi khu Chợ Lớn ngày nay là khu vực quận 5,6,10,11 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng nhưng do sự kháng cự quyết liệt của quân dân và sự chỉ đạo tướng Nguyễn Tri Phương, người Pháp đổi hướng tấn công và Sài Gòn Gia Định năm 1859. Sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp cho xây dựng nhà thờ, bưu điện và đặc biệt là dinh với tên gọi Dinh Norodom để làm phủ toàn quyền Đông Dương tiếp tục công cuộc “ khai hóa văn minh”. Chính quyền Pháp bỏ cách chia Lục Tỉnh Nam Kỳ của nhà Nguyễn mà chia lại thành các Hạt để dễ bề cai trị. Sài Gòn trải qua những cuộc đấu tranh nhưng cũng mang trong mình sự phát triển, bằng chứng là danh xưng Hòn Ngọc Viễn Đông. Sau khi đánh đuổi được Nhật – Pháp, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng Trường Ba Đình như sau đó đến ngày 23 tháng 9 Pháp quay trở lại tấn công Nam Bộ trong đó có Sài Gòn. Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ thành công Việt Nam bị chia thành 2 miền tại Vĩ tuyến 17 và Sài Gòn chọn làm thủ phủ của Chính Quyền mới. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 chúng ta mới giải phóng Sài Gòn hát mãi lên giai điệu bài “ Tiến về Sài Gòn”. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, Sài Gòn được đổi tên làm Thành Phố Hồ Chí Minh và tên gọi vẫn còn sử dụng đến ngày nay.
Một mảnh đất hào hùng với lịch sử thăng trầm và đẹp như thế. Trải qua bao nhiêu thời gian nhưng sự phát triển tình người tại mảnh đất này vẫn còn mãi để tiếp tục là 1 mảnh ghép không thể thiếu trong mảnh đất hình chữ S của dân tộc Việt Nam.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке