Nỗi thống khổ mang tên ‘giãn cách’ | VOA

Описание к видео Nỗi thống khổ mang tên ‘giãn cách’ | VOA

#VOATIENGVIET
Tin tức:   / voatiengviet  ,    / voatiengvietvideo  , http://www.voatiengviet.com.

Nhà chức trách nói rằng cần thắt chặt hơn nữa việc giãn cách xã hội để có thể kéo giảm số ca mắc mới trong cộng đồng. Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều tỉnh thành khác của miền Nam tiếp tục giãn cách xã hội đến trung tuần tháng tám.

Ông Huỳnh Minh Lý, một người bán vé số đã thất nghiệp, than thở:

“Nửa tháng nữa chắc chết luôn. Nằm nhà chết đói luôn. Giờ không cho ra đường, sáu giờ là nó kêu vô nhà hết. Sáu giờ chiều đó. Giờ chỉ có thời gian này là đi ra đường thôi. Chứ chiều là không được đi ra đường”.

Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn hai tháng giãn cách xã hội theo các cấp độ khác nhau.

Bà Nguyễn Thị Nhuận:

“Nói ra nói mình phản động chứ, nếu mà cỡ thanh niên người ta thất nghiệp quá lấy gì ăn, người ta phải đi cướp giựt, đi giết người nữa thì sao. Phải không, sợ là như vậy đó. Còn già như tụi tôi thì có cháo ăn cháo, có cơm ăn cơm, có gì ăn cái đó, nhờ nhà tài trợ vậy thôi. Sợ là sợ cái vụ đó. Người ta khổ quá mà, người ta làm liều mà. Bề nào thì cũng phải chết thôi. Chết đói và chết no vậy thôi. Kéo dài này có thể là nó sẽ nổi loạn lên đó. Khổ quá”.

Chuyện dịch bệnh Covid kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, và hiện tại được gọi là lần bùng dịch thứ tư với mức độ khốc liệt nhất, gây nhiều thương vong nhất. Đời sống xáo trộn, nhiều ngành nghề đình trệ, người dân phải sống bằng tiền của dành dụm cho những lần buộc phải giãn cách.

Ông Lý nói giờ kiệt quệ rồi.

“Theo tôi nghĩ thì không nên giãn cách nữa, cho bà con ra đường làm ăn cho có hiệu quả, cho có tiền. Chứ nằm ở nhà hoài rồi chờ chính quyền hỗ trợ, có thấy ai đâu. Không thấy hỗ trợ gì hết trơn đó. Đi lang thang ngoài đường kiếm cơm qua ngày. Kiếm cơm đồ ăn, người ta cho cơm đồ ăn, cho này kia, bánh bao đồ tùm lum hết trơn, các thứ, mì, gạo đồ đó. Nói chung cuộc sống cũng khổ lắm. Giờ cứ cấm là từ ngày 9 tới giờ là không có tiền luôn”.

Những người lao động nơi hè phố đã bị dừng cuộc mưu sinh theo yêu cầu giãn cách. Bà Nhuận nói giờ đang sống nhờ từ thiện.

“Theo tôi thì sớm chừng nào tốt chừng đó chứ dân người ta khổ quá, người ta đi lao động hàng ngày mà không có đồng lương để mà người ta chi phí trong gia đình, cũng khổ. Chính gia đình tôi, chính bản thân tôi cũng xin từng hột gạo của nhà từ thiện đó. Cho gạo rồi cho rau củ quả đồ về ăn để cầm hơi, cầm sức cho nó qua ngày vậy đó”.

Giờ tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách song lại chưa thấy chính quyền đưa ra các gói hỗ trợ tài chính kịp thời nào để giúp người dân có thể được bữa cơm no hay để họ không phải quá bận tâm về những khoản trả tiền điện, nước, điện thoại, hay tiền thuê nhà.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке