Bách thủy tiên - Trồng thủy sinh, cách trồng, chăm sóc và nhân giống (Echinodorus cordifolius)

Описание к видео Bách thủy tiên - Trồng thủy sinh, cách trồng, chăm sóc và nhân giống (Echinodorus cordifolius)

Languges used: Vietnamese
Cây bách thủy tiên hay còn gọi là lan nước. Chúng sống khỏe trong môi trường đất bùn nước, trong những bể cá và kể cả làm cây thủy sinh nội thất.
Trong đất ngập nước, cây sống khỏe mạnh cả nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hay chỉ nơi có ánh sáng gián tiếp, trong môi trường tự nhiên này, cây sẽ ra hoa liên tục, với những cánh hoa trắng tinh khiết, nhìn rất đẹp mắt. Đây là 1 loại cây được nhiều người ưa chuộng để trang trí thêm phần cây xanh cho các bể cá hay đơn giản là trồng trong 1 cái lu lớn, thả vài con cá kiểng nho nhỏ vào để tạo một bối cảnh cho không gian.
Với hình dáng xinh đẹp, nhỏ gọn lại là 1 loại cây ưa thích môi trường ngập nước, nên việc tạo 1 chậu bách thủy tiên thủy sinh để trang trí nội thất là hoàn toàn phù hợp, cây trồng thủy sinh hoàn hảo đến mức cây không ngưng hay chậm ra lá mới như các loại cây khác, mà ngược lại cây ra lá non liên tục.
Một cây có sức sống khỏe mạnh, luôn ra chồi lộc là cây mang lại nguồn năng lượng tốt, lan tỏa ra môi trường xung quanh, giúp bạn có được những điều tốt lành trong cuộc sống.
Hôm nay mình xin chia sẽ cùng các bạn, cách trồng, chăm sóc, cũng như nhân giống một chậu cây bách thủy tiên
Đây là chậu cây đang phát triển khỏe mạnh trong môi trường đất ngập nước. Mình sẽ chuyển cây sang môi trường thủy sinh, sống hoàn toàn trong nước, dùng để trang trí trong nhà.
Khi tách, loại bỏ đất, bạn cần loại bỏ luôn những lá già, kém đẹp dưới phần gốc.
Bạn hãy rửa cho thật sạch để khi sang chậu thủy tinh trồng trong nước không làm cho nước bị dơ đục.
Hãy pha thêm 1 ít dung dịch thủy sinh vào nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Ngày hôm sau, bạn cần thay nước mới, do cây mới chuyển môi trường sống, nên bộ rể còn chưa thích nghi lắm. Việc thay nước thường xuyên ban đầu là rất cần thiết, vừa giúp loại bỏ nước đục do rể hư gây ra, vừa có thể loại bỏ rể hư.
Khoảng 5 ngày sau, bạn tiếp tục thay nước. Kiểm tra loại bỏ rể hư. Khi chuyển môi trường trồng, những chiếc lá bên dưới sẽ bị vàng mép dần vào trong, bạn tỉa bỏ. Bạn không nên sử dụng nước máy để hạn chế lá bị vàng mép quá nhiều, với những cây đã trồng lâu, thỉnh thoảng 1 chiếc lá già vàng mép thì bạn loại bỏ, đó là việc bình thường, vì những chiếc lá non đã mọc lên thay thế cho chúng rồi.
Cây phát triển mạnh mẽ trong môi trường nước nên khoảng 2 tuần bạn pha dung dịch thủy sinh vào nước 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Định kỳ khoảng 3 ngày bạn châm nước thêm 1 lần, do cây này hút nước rất nhanh, còn việc thay nước hoàn toàn, rửa chậu cho sạch sẽ thì khoảng 2 tuần hay lâu hơn bạn làm 1 lần. Khi quan sát mình thấy nước trong chậu cây này không sinh ra lăng quăng khi bạn cứ châm nước vào mà không thay nước, còn việc tại sao lại không có thì mình không giải thích được, có thể là do cây hút nước nhanh làm nước ở trạng thái động hoặc có thể do rể cây.
Về nhân giống, sau khi hoa tàn, thì ở những cuốn hoa ấy mọc lên những cây.
Bạn chọn những cây con cao ít nhất nửa gang tay hãy tách ra nhân giống nhé bạn, nhỏ quá cây con không sống độc lập nổi.
Đất trồng bạn pha 2 phần đất thịt 1 phần phân trộn, và trộn đều lại với nhau.
Bạn trồng trong chậu không lỗ thoát nước, vì cần trồng trong môi trường đất ngập nước.
Tưới nước thật nhiều, để nước vừa ngập trên mặt chậu luôn nhé bạn. Và duy trì cây ngập nước.
Đặt cây ở nơi mát mẽ, có ánh sáng nhẹ.
Khoản thời gian đầu, cây tập thích nghi dần tự lấy dinh dưỡng để nuôi thân nên những chiếc là bên dưới sẽ hư rất nhiều nhé bạn.
Cũng có 1 cách khác để tập dần cây con sinh ra rể trong môi trường mới sau đó mới tách rời cây mẹ. Bạn chọn cây con cần nhân giống, hãy giữ nguyên phần trên của vòi hoa để cây vẫn lấy dinh dưỡng từ cây mẹ, song song đó, cây tiếp xúc với môi trường đất, cây con tự mọc thêm rể để lấy dinh dưỡng bổ sung. Một khoảng thời gian sau, bạn cắt bỏ phần cuốn dính với cây mẹ để cây sinh trưởng độc lập.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bày chia sẽ.
Thân chào các bạn.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке