Du lịch Cao Bằng ngắm cả thành phố từ flycam

Описание к видео Du lịch Cao Bằng ngắm cả thành phố từ flycam

Du lịch Cao Bằng ngắm cả thành phố từ flycam
Thành phố Cao Bằng là tỉnh lị của tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Tháng 10 năm 2010 thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, đô thị này được nâng cấp lên thành phố.

Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh.
Lịch sử
Sau năm 1975, thị xã Cao Bằng là thủ phủ của tỉnh Cao Lạng, gồm 4 tiểu khu: Nà Phía, Nội Thị, Sông Bằng, Sông Hiến.

Ngày 27 tháng 12 năm 1978, tỉnh Cao Lạng tách ra thành 2 tỉnh là Cao Bằng và Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng trở lại là tỉnh lị tỉnh Cao Bằng.

Năm 1979, quân đội Trung Quốc tấn công ồ ạt trong chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, thị xã Cao Bằng chịu thiệt hại nặng nề.

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, giải thể 4 tiểu khu cũ (Sông Bằng, Sông Hiến, Nội Thị, Nà Phía) để thành lập 4 phường: Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang, Hợp Giang và 3 xã: Ngọc Xuân, Hòa Chung, Duyệt Chung.
Ngày 4 tháng 10 năm 2002, chuyển xã Đề Thám thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng quản lý. Từ đó đến năm 2010, thị xã Cao Bằng có 4 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 4 xã: Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Ngọc Xuân.

Ngày 18 tháng 10 năm 2010, thị xã được công nhận là đô thị loại III.

Ngày 1 tháng 11 năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị xã Cao Bằng; theo đó, chuyển 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng có 10.760,93 ha diện tích tự nhiên và 67.415 nhân khẩu; bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 7 xã: Chu Trinh, Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Hưng Đạo, Ngọc Xuân, Vĩnh Quang. Trong đó, 2 phường Đề Thám và Ngọc Xuân được thành lập cùng thời gian này trên cơ sở 2 xã có tên tương ứng.
Ngày 9 tháng 7 năm 2012, chuyển 2 xã Hòa Chung và Duyệt Trung thành 2 phường có tên tương ứng.

Ngày 25 tháng 9 năm 2012, chuyển thị xã Cao Bằng thành thành phố Cao Bằng

fanpage:   / cao-b%e1%ba%b1ng-discovery-288005351317364  
Email; [email protected]
FB:   / vinhmobilecb  

Thực hiện Chương trình số 10/CTr-TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020, ngày 11/10/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong đó, quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch được xác định rõ vị trí, vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.

Để khai thác có hiệu quả ngành kinh tế quan trọng này, thành phố Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030" với mục tiêu tập trung nguồn lực phát triển mạng lưới du lịch tổng thể nhằm thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, Thành phố tập trung vào các giải pháp cơ bản gồm: quy hoạch phát triển đô thị; triển khai các đề án, dự án đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng du lịch; hình thành các điểm du lịch, tour du lịch; bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Trong đó, Thành phố sẽ triển khai 4 đề án gồm: Đề án xây dựng khu thương mại, dịch vụ tập trung trên địa bàn; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các điểm có dấu hiệu di tích gắn với phát triển du lịch; Đề án chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn thành phố Cao Bằng và Đề án xây dựng tuyến phố đi bộ trên địa bàn phường Hợp Giang. Việc thực hiện các đề án trên sẽ giúp cho thành phố phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng du lịch, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí, hê thống nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách; phát triển các tuyến phố đi bộ, tuyến phố chuyên doanh; nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới đặc trưng riêng có. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn về bảo vệ môi trường, thị trường kinh doanh du lịch lành mạnh, quản lý vệ sinh, trật tự đô thị, nếp sống văn hoá để tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè và du khách.


Với vị thế là trung tâm của tỉnh Cao Bằng, việc phát triển tốt các dịch vụ du lịch ở địa phương không chỉ hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp cho Thành phố duy trì và phát huy được những nét đẹp của văn hóa dân tộc, bền vững với môi trường tự nhiên, mà còn tạo tác động lan toả, kích thích sự phát triển của các địa phương trong tỉnh, nhất là những địa phương có tiềm năng du lịch lớn như Hà Quảng, Trùng Khánh, Nguyên Bình..., góp phần cho tỉnh Cao Bằng phát triển bền vững phù hợp với định hướng chung của ngành du lịch tỉnh nhà. Bởi vậy, cùng với những giải pháp đồng bộ, phát triển du lịch thành phố không chỉ cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong nhân dân địa phương mà cần tới sự chung tay của các cấp, các ngành và các địa phương trong toàn tỉnh.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке