Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Organization of Petroleum Exporting Countries, viết tắt là OPEC, tổ chức có vai trò đảm bảo thu nhập ổn định cho các quốc gia thành viên và đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cho các khách hàng.
OPEC là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út, và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 9 năm 1960. Các thành viên Qatar, Libya, UAE, Algérie, và Nigeria lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador, Indonesia, và Gabon cũng từng là thành viên của OPEC. Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Áo từ tháng 9 năm 1965.
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới, và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu thế giới.
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng, và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm 2 lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ, và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới, và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài.
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm, hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
OPEC ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu mỏ,
Nhìn chung, giá dầu được xác định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu và được thúc đẩy bởi ba lực lượng chính:
Thứ nhất là nguồn cung: Mức sản xuất là yếu tố thúc đẩy giá chính khi nói đến dầu. Điều này giải thích tại sao OPEC quyết định hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá.
Thứ hai là nhu Cầu: Xu hướng cầu toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của giá cả. Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Châu Âu thống trị nhu cầu toàn cầu tiêu thụ khoảng 45 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.
Thứ 3 là suy đoán về giá: Giá dầu dựa trên thị trường tương lai, có nghĩa là suy đoán của thị trường về các sự kiện, và xu hướng tiềm ẩn có thể có tác động trực tiếp đến giá dầu.
Giá trị của Đô la Mỹ có tác động trực tiếp đến giá dầu. Vì dầu được định giá bằng đô la Mỹ nên giá có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trị của đô la Mỹ. Vì vậy, khi giá trị của đồng đô la tăng lên, giá sẽ giảm và ngược lại. Mặt khác, một số loại tiền tệ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá dầu.
Gần đây OPEC đã đồng ý tăng sản lượng khai thác nhằm góp phần giảm giá dầu của thế giới, nhờ vậy giá xăng dầu được kìm hãm đáng kể.
Информация по комментариям в разработке