Sông Cửu Long hiện nay còn bao nhiêu cửa?

Описание к видео Sông Cửu Long hiện nay còn bao nhiêu cửa?

Thủy trình của dòng sông.
Sông Mekong sau khi vượt qua lãnh thổ Trung Quốc tiếp tục chảy qua nhiều vùng đồi núi và chủ yếu chỉ có 1 dòng chính, cứ như vậy băng qua biên giới Thái Lào và đổ vào Campuchia. Khi tới Phnom Penh chúng ta mới thấy sự phân nhánh rõ rệt đầu tiên. Vì thế Phnom Penh được gọi là thành phố Ngã tư sông. Ngã tư Phnom Pênh chứng kiến một chế độ thủy văn phức tạp. Chúng ta thấy ở đây, dòng sông được đánh dấu màu tím là sông Tole Sap, sông sẽ thay đổi hướng chảy sáu tháng một lần, vào mùa mưa sông chảy theo hướng Đông Nam Tây Bắc và hình thành một túi nước lớn xung quanh biển hồ Tole Sap, vào mùa khô lượng nước trên lại đổ ngược lại về sông Mekong. Từ điểm này hình thành nên hai nhánh chảy theo hướng nam đông nam tiến về biên giới Việt Nam. Nhánh lớn hơn phía trên tiếp tục mang tên sông Mekong, nhánh nhỏ hơn có tên bassac. Khi vào địa phận Việt Nam sông tiếp tục đổi thành hướng Đông Nam chảy ra biển đông qua 9 cửa. Lúc này sông có tên mới là sông Cửu Long với hai nhánh lớn là sông Tiền và Sông Hậu.
Theo những lược đồ xưa cũng như bản đồ được in trong Atlas địa lý Việt Nam, sông cửu long gồm 9 cửa từ trên xuống dưới như sau cửa Tiểu Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc và Tranh Đề. Chúng ta sẽ còn bàn về tên gọi ở trong phần chi tiết.
Tôi đã nghiên cứu một hướng đi để làm sao chúng ta dễ tìm hiểu nhất nên tôi quyết định đi từ các cửa Sông Hậu ngược lên sông Tiền. Sông Hậu càng phía hạ nguồn càng mở rộng tuy nhiên không có sự phân nhánh rõ rệt ngoại trừ hình thành nên các cù lao trên hành trình của mình. Từ đây sông chia làm hai dòng nhỏ đều mang tên sông Hậu. Theo bản đồ Nam Kỳ năm 1878 của Pháp chúng ta thấy khu vực này có ba cửa từ dưới lên là Trần Đề, Ba Thắc hoặc bassac và Định An. Trong dân gian nhiều khi người ta gọi sông hậu là Bắt Xắc vậy mới có câu hát là Em về đi qua bến Bắc, Nhớ dòng sông sâu bát sắc. Làng em chất phát thật thà. Đây là sông Bắc Xắc và đây bến Bắc Đại Ngãi. Bắc là phà trong phương ngữ Nam Bộ. Đại Ngãi (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cùng với Cầu Quan (huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh) là hai điểm dân cư lớn nằm ở hai bên bờ sông này. Đây là nhánh sông trước khi đổ ra cửa Trần Đề, hay Tranh Đề đây là một trong những cửa lớn của sông cửu long. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa tên cửa này có nhiều dị biệt là do sai sót trong in ấn ban đầu tên là Trấn Di sau bị in sai lạc thành Trần Đề và Tranh Đề. Lật lại lịch sử năm 1739, từ Hà Tiên nhà mạc tiến về phía sông Hậu, lập thêm bốn đạo, đặt tên là Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Giang và Trấn Di. Trong đó, Trấn Di thuộc đất Bassac, nguyên chữ Hán là 鎮夷. Do các sách in thời Nguyễn sắp chữ in nhầm thành 塡荑, vừa đọc là trấn di vừa đọc là trần đề do hiện tượng đồng âm trong chữ hán. Khi người Pháp đến Việt Nam ghi âm theo cách đọc của họ, trại ra thành Tranh Đề hay Trần Đề. Hiện nay tôi không biết chính xác tên gọi của cửa này là gì. Nhưng bờ đông cửa này là xã An Thạnh Nam huyện Cù Lao Dung và bờ Tây là thị trấn Trần Đề huyện Trần Đề cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng
Phần này nói nhiều quá, thôi, Tiếp theo chúng ta đến cửa Định An, đây là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Càng về cuối nguồn thì sóng càng lớn do ảnh hưởng mạnh của thủy triều và gió biển. Thời tiết lúc này cũng khá là xấu. Định An được đặt tên theo một điểm dân cư ở bờ phía bắc cửa sông này, không biết tên cửa sông có trước hay điểm dân cư này có trước. Định An hiện nay là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Trà Cú, là một trung tâm nghề cá của tỉnh Trà Vinh.
Các bạn có để ý chúng ta đã bỏ sót 1 cửa hay không, đó là cửa Ba Thắc hay Bassac. Rõ ràng chúng ta thấy bản đồ năm 1878 thì họ vẽ cửa sông này rất rộng, rộng hơn hai cửa Trần Đề và Định An. Của Ba Thắc chia cù lao dung thành hai phần. Tuy nhiên dấu tích của cửa này gần như bằng 0, ở đây người dân nuôi tôm trồng sả và các loại cây chịu hạn hình thành nên những cánh đông liền mạch, trên thực tế không thể tìm thấy cửa sông này. Ở đây chúng ta xem qua bản đồ vệ tinh phía Đông của huyện Cù Lao Dung không hề có một cửa nào ở đây. cửa sông Ba Thắc trong truyền thuyết. Đây là hiện tượng biến đổi dòng chảy khá phổ biến trong quá trình vận động của các dòng sông trên thế giới. Ở đây có thể dòng sông ở giữa hai dòng lớn hơn nên tốc độ dòng chảy chậm dẫn đến lắng động phù sa hàng trăm năm ở khu vực cửa sông làm dòng sông lệch hướng chảy về phía Nam. Tuy nhiên điều này cần những nghiên cứu bài bản.
Tiếp theo ngược lên hai cửa Cung Hầu và Cổ Chiên. Ở đây là thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh bên kia là huyện Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre. Trong lúc này trời chuyển tối và mưa bão chúng ta đợi xíu. Trong lúc đợi sáng và trời chuyển tốt lên chúng ta cùng xem hành trình hình thành nên hai cửa sông này. Khi sông tiền chảy qua một khu vực khá hẹp mà người ta chọn làm nơi xây cầu Mỹ Thuận thì dòng sông dần phân thành hai nhánh và ôm lấy cù lao An Bình. Một nhánh gần như chảy theo hướng Đông tiếp tục mang tên sông Tiền, nhánh còn lại chảy theo hướng Đông Nam tiến về phía biển. sông Cổ Chiên.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке