GIỌT LỆ HỒNG NHAN. Tác giả NV. Trần Quang Nghệ. Người đọc: Thái Hoàng Phi

Описание к видео GIỌT LỆ HỒNG NHAN. Tác giả NV. Trần Quang Nghệ. Người đọc: Thái Hoàng Phi

#TủSáchTinhHoa #tsthcuathaihoangphi #tranquangnghe
@TSTH giới thiệu:
Tác phẩm: "GIỌT LỆ HỒNG NHAN".
Tác giả: NV. Trần Quang Nghệ (Phát hành tại Sài Gòn, 1931)
Người đọc và chú thích: Thái Hoàng Phi
Tiểu sử:
Trần Quang Nghiệp sinh năm 1907, tại làng Bình Cách, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông là con thứ 4 trong gia đình có 6 người con của cụ Phủ Cẩm Trần Quang Xuân - một hào phú tân học. Thời niên thiếu, ông học trường Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho sau lên Sài Gòn học và bắt đầu viết văn tương đối sớm. Tác phẩm đăng báo sớm nhất của Trần Quang Nghiệp là truyện ngắn "Ai đành phụ nghĩa" trên "Đông Pháp thời báo" số 683-684 ra ngày 16 và 18-2-1928, còn tiểu thuyết được viết sớm nhất là "Giọt lệ hồng nhan" - viết 1927, đăng báo 1928 và xuất bản thành sách 1931. Trần Quang Nghiệp viết rất nhanh, trong khoảng 5 năm cầm bút (1927-1932), ông đã để lại một số lượng tác phẩm khá lớn với khoảng 40 truyện ngắn và 07 tiểu thuyết được đăng trên các tờ "Đông Pháp thời báo", "Thần chung", "Phụ nữ tân văn, Trung lập, Công luận…. Năm 1983, ông mất tại Sài Gòn, thọ 77 tuổi

1. Trong những sáng tác của Trần Quang Nghiệp, chúng ta dễ dàng nhận thấy mỗi câu chuyện là một bài học đạo lí mà nhà văn muốn gởi gắm đến người đọc. Truyện ông đề cao nhân nghĩa thuỷ chung, hiền hậu của con người nhất là với cái nết na của người con gái. Trong truyện Ông tơ cắt cớ là những gửi gắm nhẹ nhàng về tình nghĩa thuỷ chung giữa vợ chồng mặc dầu, người vợ ấy có xấu, có "đen đúa", lại là dân "mọi". Bởi một lẽ giản đơn, người vợ ấy rất mực yêu thương người chồng của mình. Mặc dù chồng mình không vẹn lòng chung thuỷ. Và chính tấm lòng chân thành ấy đã làm người chồng kia cảm động và chấp nhận ở lại sống trọn đời cùng với núi rừng. Hay trong chuyện Chọn đá thử vàng, tiêu chí chọn vợ của thầy giáo Huỳnh Văn Chiêu vẫn là "cái nết đánh chết cái đẹp". Vậy nên hai cô, cô Kiều cô Vân mặc dầu đẹp "nhan sắc tuyệt trần" và là con của bà phủ Khương "phong lưu quyền quý" nhưng anh vẫn chọn cô bán vải "tuy có kém hơn hai chị em Vân - Kiều song nết na đầm thấm dễ thương".
2.
Ông đề cao tính trung thực của con người. Người chủ trong Xâu chìa khoá đã làm một "phép thử". Chính phép thử ấy ông đã xác định được một cách chính xác sự chuyển biến tích cực của người nhân viên dưới quyền. Từ đó đã tạo cơ hội để người nhân viên ấy quay trở lại với đức tính trung thực vốn đã bị tiền tài dục vọng bào mòn.

Truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp phản ánh cách nghĩ của truyền thống dân gian. Đó là "ác giả ác báo", "gieo gió gặt bão". Hai vợ chồng Hai Môn "giựt của giết người chẳng gớm tay" đã giết lầm ngay đứa con của mình để cướp của (Đứa con ấy, thằng Lành cũng vừa mới giết người cướp của trên chuyến xe đêm). Những con người phụ khó tham sang thì cuối cùng họ lại nhận lấy hậu quả. Đó là những người như cậu hai Lang trong truyện Số bạc mười ngàn. Cậu hai Lang coi khinh bác mình vì tưởng ông nghèo. Rút cuộc vì buồn mà ông đã hiến 10.000 cho hội Phước Thiện, số tiền mà lúc đầu ông đã định cho câu hai Lang vì ông không có con.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке