HUẾ VIỆT NAM NGÀY NAY giới thiệu video Người Huế dù ở đâu cũng khó quên cái này
Đàn Âm Hồn là đàn tế ở Huế được xây dựng vào thời vua Thành Thái (1894) để tế các vong hồn binh lính và người dân hy sinh trong sự kiện Thất thủ Kinh Đô vào ngày 23 tháng 5 năm (Ất Dậu) 1885.
Thời vua Hàm Nghi, vào Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, quan Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và quan Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm (nay là trường Đại học Sư phạm - Huế) và Mang Cá (là Trấn Bình Đài dưới triều Nguyễn). Quân triều đình chiến đấu gan dạ, ông Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng do vũ khí kém, thô sơ.
Rạng sáng ngày 23/5, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Một toán quân khác từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển và để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ cửa Hiển Nhơn nhưng cửa này vẫn đứng vững trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây.
Cuộc chiến đã làm hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như gia đình nào trong Kinh Thành cũng có người thương vong, số người thương vong một phần bị quân Pháp vứt xuống sông, một số bị đem đi thiêu, làm cho cả kinh thành sống trong mùi nặng hàng tháng trời.
Sau biến cố đó, dân cư sống gần các khu vực có đông người ngã xuống không được yên ổn, liên tục xảy ra hỏa hoạn, bất an tại khu vực Đàn Âm Hồn này. Trong dân chúng bắt đầu xuất hiện tin đồn rằng vong hồn những người hy sinh, oan ức đã gây nên hỏa hoạn do không được thờ cúng.
Để trấn an người dân, vào năm 1894, triều đình Huế (thời vua Thành Thái) đã cho lập đàn thờ các binh sĩ cũng như người dân tử trận, gọi là Đàn Âm Hồn.
Đàn Âm Hồn lúc đầu được đắp bằng đất sét, sau được xây cất tử tế, trở thành ngôi đền trong đó có đặt bài vị ghi danh các chiến sĩ đã hy sinh trong ngày kinh đô thất thủ.
Sau này, triều đình cho làm thêm một ngôi nhà ba gian để giữ đồ thờ cúng gọi là tự khí và các tài liệu liên quan, đồng thời cắt một đội quân nhỏ để coi sóc chung cho Đàn.
Nay nhiều gia đình ở Huế cứ đến tháng 5 âm lịch thì cúng âm hồn ngay tại trước nhà mình, hoặc ngoài đường, hoặc tại các vị trí được cho là có nhiều người ngã xuống như ngã 3, ngã tư trong Kinh thành cho các vong hồn đã ngã xuống vì ngày 23/5 này.
Vào dịp này Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ tế âm hồn để tưởng niệm những vong hồn đã hy sinh tại Đàn Âm Hồn.
Đàn Âm Hồn tọa lạc tại 73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế, được phục dựng trên khu đất rộng hơn 1.100m2, do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư, gồm một đàn tế chính ở trung tâm, nhà để đồ khí tự, bia đá tưởng niệm, hệ thống cổng và tường rào bảo vệ khuôn viên di tích đến nay cơ bản hoàn thành phần xây dựng.
Bên trong đàn tế sẽ được phối trí nội thất gồm 3 án thờ bằng gỗ hương sơn son thếp bạc phủ hoàng kim.
Đàn Âm Hồn là một trong ba đàn tế quan trọng nhất dưới triều Nguyễn gồm: đàn Nam Giao để tế trời, đàn Xã Tắc để tế đất và đàn Âm Hồn để tế các vong linh đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong biến cố thất thủ kinh đô ngày 23-5 năm Ất Dậu (tức 5-7-1885).
Các thông tin được sưu tầm từ: thuathienhue.gov.vn
Thân mời quý vị và các bạn xem video!
Cám ơn quý vị.
===
Video mới nhất tại: https://bit.ly/2KkuFoh
THÔNG TIN LIÊN LẠC:
Phan Quang Bình
► ĐT/Zalo/Viber: +84982621223
► Email: [email protected]
► Facebook: / phanbinh.hue
► Mời HVNNN ly cà phê động viên từ:
Ví Momo: https://bit.ly/34j4FIM
PayPal tài trợ động lực làm video: https://www.paypal.me/HueVietNamNgayNay
===
#hue_vietnam_ngay_nay #thành_phố_huế #du_lịch_huế
Информация по комментариям в разработке