Biên giới Mỹ - Canada: Cây không được phép mọc!

Описание к видео Biên giới Mỹ - Canada: Cây không được phép mọc!

Có những biên giớicó thể quan sát được từ không gian ví dụ như giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy được sự chênh lệch sáng tối giữa hai miền Triều Tiên. Hay là biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan rất rõ ràng nhờ hệ thống đèn điện chạy dọc theo biên giới. Cũng có một biên giới khác mà nhiều người không để ý, đó là biên giới Hoa Kỳ và Canada. Đây là hình ảnh vệ tinh khu vực Bắc Mỹ, dường như đất liền đất, núi liền núi, hồ liền hồ. Nhưng khi chúng ta phóng lại gần thì chúng ta sẽ điều đặc biệt. Những đường này chính là biên giới giữa hai nước. ba điểm bất thường, kỳ lạ ở trên tuyến biên giới này.
Cali, Seatle hay Alaska
Đường biên giới Mỹ và Canada bắt đầu từ Thái Bình Dương, xuyên qua lục địa Bắc Mỹ và kết thúc ở Đại Tây Dương. Để dễ bàn luận tôi sẽ chia ra làm 3 đoạn. Đoạn thứ nhất từ bang Washington tới TP Roseau, bang Minnesota. Đoạn 2 từ tiếp theo đến quận Franklin bang New York đoạn 3 còn lại. Alaska của Mỹ với tỉnh bang British Columbia và vùng lãnh thổ Yukon Canada.
Rõ ràng sẽ có một con đường giống như được được cắt tỉa rất gọn ràng, không có một cây lớn nào được phép xuất hiện trên con đường này. Chiều rộng không thay đổi trong khi chiều dài dường được kéo dài đến vô tận. Tất nhiên đây không phải là một hiện tượng tự nhiên. Đây là một trong những đường biên giới thẳng tấp nhất trên thế giới. Từ bang Washington tới Minesota thì nó chuẩn gần 99.9% phần trăm. Khi biểu diễn đường vĩ tuyến thì nó trùng tuyệt đối với vĩ tuyến 49 độ bắc. Các ông biết không, biên giới bộ giữa Mỹ và Canada dài tới 5525 dặm tức là 8891 km. Và đây cũng chính là đường biên giới chung trên bộ dài nhất thế giới. Như vậy mọi người có thắc mắc là cái đường nó dài tới cỡ đó thì ai mà rảnh cắt cây tỉa cây hoài vậy không? Họ là những người thuộc Ủy ban biên giới quốc tế của Mỹ và Canada. Họ đã chặt cây để làm ra con đường này từ những năm 1800, ngày xưa thì nó không có được thằng tấp như bây giờ. Mặc dù vĩ độ 49. Dù đã được sửa chữa nhưng mà nó cũng để lại những sản phẩm bị lỗi, tạo nên sự phân chia kỳ quặc trên đường biên giới, mà nhiều người muốn đến bởi nó quá đặc biệt. Ban đầu công việc này chỉ được thực hiện bằng các công cụ thủ công như búa, dao rựa và cưa tay.
Việc mà cắt cây thì chỉ diễn ra ở một phạm vi 2172 km. Nhưng với chiều ngang 6 m chạy dài hơn 2 ngàn km cũng là một khối lượng công việc khá lớn. Nó sẽ được cắt tỉa cẩn thận sáu năm một lần với vô số giờ lao động chân tay mệt mỏi. Người Mỹ mỗi năm họ phải đóng một khoản thuế cho ủy ban biên giới với số tiền là 0.5 cent. Với 1,4 triệu USD, Ủy ban biên giới đảm bảo rằng đường phân chia lãnh thổ luôn luôn hiện hữu. 1,4 triệu đô thì nó khoảng 32 tỷ đồng VN.
Như chúng ta biết quan hệ Canada và Mỹ là rất tốt đẹp, đồng thời là những đồng minh thân cận. Nga với Belarus trước đây, Úc với New Zealand. thắc mắc rằng liệu có Cần thiết để tồn tại con đường này hay không. Tất nhiên là rất là cần. Hầu hết tranh chấp của hai nước này xảy ra ở khu vực rìa, điểm cuối của đường biên ở bang Maine và khu vực Alaska. Đường cắt này gọi là slash. Theo Ủy ban Biên giới, ban đầu việc phá rừng tạo nên đường slash với mục đích duy nhất là đảm bảo rằng “một người bình thường… biết họ đang ở biên giới”. Những khu vực biên giới Mỹ - Canada phần lớn nằm ở vùng hẻo lánh số người đến đó còn ít hơn những loài hoang dã như gấu chẳng hạn. Rừng cứ nối tiếp rừng, các cột mốc thì nằm xa nhau nên rất dễ để đi lạc và tiến sâu vào lãnh thổ nước kia, thì lúc đó đường slash phát huy ý nghĩa.
Chính vì việc thiếu bản đồ, công nghệ định vị chưa tiên tiến nên đã dẫn đến các điểm cắt biên giới rất vô lý. Đây là một điểm như vậy. Trên bản đồ nó như con kiến thôi. Khi phóng to vô chúng ta sẽ thấy. Điểm này gọi là Northwest Angle nghĩa là góc Tây Bắc mà hai nước gọi là một ngoại lệ thực tế. Đường biên giới bất thường này khiến Mỹ có thêm 1 thị trấn cô lập hoàn toàn. Phần đất của thị trấn rộng 1,225.7 km 2 dân số khoảng 119 người. Chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền mùa đông thì phải đi trực thăng. Nếu muốn đi đường bộ phải vòng qua lãnh thổ của Canada. Không kể Alaska thì đây là điểm duy nhất của nước Mỹ vượt ra ngoài vĩ tuyến 49. Nhưng chưa hết, kế bên còn 1 điểm nữa gọi là Elm Point. Chiều rộng chừng khoảng 500m, chiều dài chừng 900 mét, hàng cây bị đốn thì ngay vĩ tuyến 49, mảnh đất chút xíu này nằm phía nam và nó cũng thuộc về nước Mỹ. Rất nhiều bản đồ của Mỹ
Một điểm nữa nằm ở bang Washington, điểm nhỏ xíu này là Point Roberts. Để đi đến đây từ Mỹ thì phải đi theo đường này xuất cảnh sang Canada sau đó rẽ vô đường nhỏ hơn rồi vào nhập cảnh lại vào Mỹ nha. hồi xưa Mỹ dùng chỗ này để giam giữ tù nhân vì phía bắc là giáp Canada, ba bên còn lại giáp biển. Cái hình này rất xuất sắc. Các bạn thấy đây là sân bay quốc tế Vancouver, ngoài này là đại học British Columbia, chỗ đông đông là trung Tâm của Tp Vancouver. Hai chỗ nhô ra cũng là cảng, tất cả thuộc về Canada, nhưng cách một chút xíu là biên giới với Mỹ. Thì cái điểm Point Roberts nó lạc lõng trong phần đất rộng lớn của Canada.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке