Kinh nghiệm của lão nông trồng sầu riêng cho năng suất cao

Описание к видео Kinh nghiệm của lão nông trồng sầu riêng cho năng suất cao

Hiện nay, nông dân trồng sầu riêng rất phấn khởi vì không chỉ được mùa mà còn trúng giá, hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng mang lại rất cao. Tuy nhiên, qua một vụ mang trái, nhất là những cây quá sai trái, nông dân cần phải quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng cho cây đủ sức tiếp tục cho trái vụ sau, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng cây bị suy kiệt. Để vườn sầu riêng sinh trưởng và phát triển một cách bền vững nông dân nên chú ý một số biện pháp:
Tỉa cành
Tỉa cành sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu, không chỉ tạo thông thoáng vườn cây, hạn chế sâu bệnh phát triển mà còn giúp cây nhanh phục hồi sức khỏe để tiếp tục hình thành mầm hoa cho vụ trái năm sau. Tiến hành cắt tỉa bỏ những cuống trái còn sót lại trên thân, tỉa bỏ các cành sâu bệnh, cành khô, cành ốm yếu, cành vượt che khuất ánh sáng và những cành mọc thấp hơn 1m kể từ mặt đất (để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ).
Bón phân
Đây là biện pháp rất quan trọng giúp cây hồi phục khả năng sinh trưởng sau thời gian mang trái cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng đầy đủ giúp cho cây ra đọt mới. Ngoài ra, đất trồng qua nhiều năm không được cung cấp phân hữu cơ, dẫn đến hiện tượng đất thiếu một số nguyên tố vi lượng mà nếu không bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến năng suất giảm rõ rệt.
Giai đoạn này cần bón nhiều đạm và lân, có thể bón phân theo công thức: 1/2 lượng Urea + 1/2 super lân + 1/4 lượng Kali (bón vùi phân trong phạm vi tán). Tăng cường bón phân hữu cơ nhằm mục đích cải tạo đất và tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất giúp đất được tơi xốp và thông thoáng, sử dụng phân chuồng hoai mục với số lượng từ 10-12 tấn/ha hoặc phân hữu cơ vi sinh, đồng thời kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma nhằm bảo vệ bộ rễ cây. Ngoài ra, bón vôi (CaO) để làm giảm độ chua, cải thiện kết cấu của đất nhất là những vườn đã bị nhiễm mặn. Tùy theo độ PH của đất có thể bón vôi với liều lượng 0,5 tấn – 1 tấn/ha.
Quản lý nước
Cần tưới đủ nước trong mùa khô nhưng cũng tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt trong mùa mưa vì trong điều kiện ngập úng các nấm có hại trong đất phát triển và tấn công bộ rễ sầu riêng làm rễ dễ bị thối. Tuyệt đối không tưới nước nhiễm mặn cho cây. Tủ gốc, giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô,…Nên giữ mực nước trong mương ổn định từ 60-80cm từ mặt líp trong suốt năm.
Xử lý ra hoa
Nông dân chú ý khi cho vụ trái năm sau chỉ kích thích ra hoa khi cây sầu riêng khỏe mạnh, cây có khả năng mang trái, có đủ đọt. Chỉ nên phun hóa chất xử lý ra hoa lúc thật sự cần thiết kết hợp với đậy gốc bằng nilon cho cây ra hoa tập trung và mở nylon khi hoa sắp nở. Nên để trái với số lượng vừa phải tùy theo giống, kích thước tán cây và tình trạng sinh trưởng của cây.
Quản lý sâu bệnh
Trong mùa mưa cây thường ra đọt non nên thường xuyên thăm vườn nhằm sớm phát hiện các loại bệnh hại như bệnh thán thư, bệnh thối gốc chảy nhựa,… và côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке