Cá Bình Tích Khủng Đẻ Con.

Описание к видео Cá Bình Tích Khủng Đẻ Con.

Khi thấy Cá Mẹ bụng to tròn, bơi nặng nề thì nên vớt riêng ra một thau nhỏ/ hồ khác cho ở một mình để Cá đẻ con nhằm tránh con được đẻ ra sẽ vào miệng hoặc là miếng mồi bị rượt đuổi của những cá khác nuôi chung cùng hồ. Cá mẹ thường lặn xuống đáy hồ để đẻ xong thì bơi lên hớp ôxy trên bề mặt nước và nghỉ ngơi vài giây rồi lại lặn xuống đẻ tiếp. Một lần đẻ ra một hoặc 2 con cùng một lúc. Đây là những loài cá đẻ con trực tiếp từ bụng mẹ ra ngoài là cá con có thể bơi lội và ăn uống ngay. Nên chọn hồ có nhiều rong rêu, cây thủy sinh hoặc các vật trang trí, đá sỏi trong hồ cùng cá mẹ để khi cá con vừa chào đời là có thể bơi trốn vào đó vì cá mẹ đói bụng thì cũng chẵng từ chối thộp lấy những chú cá con nào của mình bơi gần miệng và cho lại vào bụng để tiêu hóa lót dạ. Khi cá mẹ đã đẻ xong thì nên vớt riêng cá mẹ ra chỉ để cá con sống chung với nhau để tránh bị ăn thịt. Nếu trong hồ có sử dụng hệ thống lọc nước thì nên giảm áp lực lọc để lưu lượng nước được hút vào hệ thống lọc yếu đi nhằm trách khả năng cá con chưa đủ mạnh để có thể bị áp lực sức hút của ống hút nước vào hệ thống lọc mà bị kẹt chết ở trong đó. Cá con lúc này phải tự kiếm ăn và phát triển lớn lên nên có thể cho ăn bobo hoặc hột/ cám thức ăn cho cá (có bán tại các tiệm bán cá cảnh) giã thành bột nhuyễn. Cho cá ăn vừa phải vừa đủ no hoặc còn đói, không nên cho ăn quá no, nhất là thức ăn cám dạng hạt viên nhỏ, cá ăn quá nhiều vào bụng, tinh bột sẽ nở ra từ từ và làm cá bị sình bụng bỏ ăn và chết. Quy cách hạt thức ăn cho cá nên chọn loại có kích thước nhỏ hơn miệng cá đang nuôi để cá dễ dàng đớp gọn thức ăn và nuốt được ngay. Cá phải ăn trong vòng 1 phút là phải hết lượng thức ăn vừa cho thì mới cho lượng tiếp theo để thức ăn dư thừa không bị lắng xuống đáy hồ và bị nước đẩy vào các khe đá hoặc các vật trang trí hay cây thủy sinh trong hồ mà cá khó có thể chui vào lấy thức ăn được, thức ăn đó sẽ gây thối nước và ô nhiễm chéo làm môi trường vi sinh vật trong nước phát triển chiếm mất Oxy trong nước và làm cá bệnh và mau chết. Nước nuôi cá phải luôn trong sạch nhưng không nên thay nước hằng ngày. Khi đã kiểm soát lượng thức ăn cho cá vừa đủ thì sau một thời gian trong hồ cá sẽ tự phát sinh các vi sinh vật có lợi trong nước và sẽ giúp xử lý các cặn bã, phân cá và thức ăn dư thừa trong nước để không gây thối nước và làm cho nước trong trẻo sạch sẽ do vậy không nên thay nước/ súc rữa hồ cá mà chỉ 1-2 ngày thì châm thêm một lượng nước bù vào lượng nước trong hồ đã bay hơi, châm vào đủ mực nước cố định, trừ khi thấy nước bị đục do nhiễm bẩn và vi sinh vật có hại cũng như với những loại hồ không dùng bơm lọc nước chất thải của cá và các sinh vật khác nuôi trong hồ ngày càng tích tụ nhiều gây đục nước thì lúc đó mới thay nước và chỉ rút bỏ 1/3 lượng nước hiện có trong hồ. Không nên dùng nước trực tiếp từ vòi nước thủy cục cho vào hồ cá mà phải hứng nước ra vật chứa để thoáng bề mặt cho lượng Clo dư trong nước bay hết trong vòng 24 giờ thì mới có thể dùng nước đó cho vào hồ cá.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке