APN - BÓN PHÂN "RƯỚC HẠT" TỪ CÁCH NHÌN NHÀ NÔNG KINH NGHIỆM

Описание к видео APN - BÓN PHÂN "RƯỚC HẠT" TỪ CÁCH NHÌN NHÀ NÔNG KINH NGHIỆM

APN - BÓN PHÂN "RƯỚC HẠT" TỪ CÁCH NHÌN NHÀ NÔNG KINH NGHIỆM
#anphatnong #vukysu #tietkiemphanbon #tangnangsuat
NỘI DUNG CHÍNH:
Khi nào cây lúa trổ bông
Thì cho phân thuốc để nông cho đầy
Rước hạt tuy không phải là một thuật ngữ khoa học nhưng là một khái niệm quen thuộc trong canh tác lúa được bà con nhà nông truyền nhau từ lâu đời. Dần dần rước hạt đã trở thành cử phân chính với tâm lý sẽ giúp tăng năng suất cho ruộng lúa.
Theo quan niệm của nhiều nhà nông “có cho là có ăn, mà có ăn là có lớn” nên sau khi cây lúa trổ bông đều sẽ bổ sung thêm 1 cử phân rước hạt. Thế nhưng thực tế có người sẽ tăng từ 1-2 bao lúa/công nhưng có ruộng chẳng tăng được bao nào. Vậy thực hư câu chuyện rước hạt là gì và bón phân rước hạt thế nào mới là đúng?
Tham khảo các nhà nông kinh nghiệm, chúng tôi nhận lại được ý kiến: rước hạt không làm tăng năng suất mà chủ yếu để giữ năng suất vốn có của ruộng lúa.
Nếu bỏ qua phương diện về diện tích, năng suất lúa tính trên từng bông được quyết định bởi số hạt trên bông và trọng lượng hạt. Việc tăng số hạt trên bông được quyết định ở cử phân đón đòng lúc phân hóa mầm hoa và cử nuôi đòng để giảm số hoa bị thoái hóa. Bên cạnh đó việc tăng trọng lượng hạt cũng được tác động trong giai đoạn này với các giải pháp làm tăng kích cỡ vỏ trấu.
Như vậy tiền đề năng suất đã được tạo ra trong giai đoạn đòng, việc giữ được được năng suất và lắp đầy khoảng trống trong vỏ trấu hay không sẽ được quyết định bởi bộ lá sau trổ.
Rải phân rước hạt không phải dựa vào thời điểm cố định mà phải dựa vào màu sắc gốc lúa và dàn lá chân để quyết định. Theo nguyên lý vận chuyển dinh dưỡng trong cây, khi bị thiếu dinh dưỡng dàn lá chân và gốc lúa sẽ xuống màu rất nhanh do các nguyên tố đa lượng như N, P, K được điều động để nuôi phần lá ngọn. Nếu sau đợt trổ mà dàn lá chân có dấu hiệu chín ngược thì việc chọn rải phân gốc là thích hợp nhất.
Tuy nhiên nếu như theo thói quen cho rằng bón phân rước hạt như 1 cử phân bắt buộc phải có thì có thể dẫn đến “tiền mất tật mang”.
Bên cạnh đó việc chọn loại phân bón nào và bón bao nhiêu ký cho 1 công cũng phải dựa vào kinh nghiệm nhiều năm mới đúc kết được.
Nếu sau giai đoạn trổ vạch phần gốc lúa thấy bắt đầu vàng vọt, xuống sức sớm thì phân hỗn hợp NPK là sự lựa chọn thích hợp nhất vì tính đến thu hoạch thời gian còn dài, cây có thể hấp thu từ từ.
Nếu ngược lại còn khoảng 15 ngày nữa thu hoạch mà lá xuống màu thì lúc này được tính là gấp rút và phải chọn loại dinh dưỡng mà cây hấp thu qua rễ nhanh nhất.
XEM TOÀN BỘ VIDEO CLIP TẠI ĐÂY
   • APN - BÓN PHÂN "RƯỚC HẠT" TỪ CÁCH NHÌ...  
CHƯƠNG TRÌNH CÒN CÓ THÊM KINH NGHIỆM QUAN SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LÚA
KÍNH CHÚC BÀ CON NHỮNG VỤ MÙA THẮNG LỢI
LIÊN HỆ TƯ VẤN 0939 789 971 KỸ SƯ HOÀNG VŨ
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
apn,an phát nông,lê trần hoàng vũ,vũ kỹ sư,rải phân rước hạt,rải phân nuôi hạt,bón phân rước hạt,bón phân nuôi hạt,cách rải phân rước hạt,hướng dẫn rải phân nuôi hạt,giúp lúa vào chắc tới cậy,giúp lúa vô gạo nhanh,super cat,chất điều hòa sinh trưởng thế hệ thứ 6,brassinolide,super cat an phát nông,giữ xanh lá đòng,lem lép hạt,RẢI PHÂN RƯỚC HẠT VỤ HÈ THU,hè thu,nano k++,kali hữu hiệu,lúa nặng ký,APN BÓN PHÂN "RƯỚC HẠT" TỪ CÁCH NHÌN NHÀ NÔNG KINH NGHIỆM

Комментарии

Информация по комментариям в разработке