Kinh nghiệm ĐÀO GIẾNG và XỬ LÝ NƯỚC giếng để tưới cây trồng Miền Tây

Описание к видео Kinh nghiệm ĐÀO GIẾNG và XỬ LÝ NƯỚC giếng để tưới cây trồng Miền Tây

Xin chào mọi người, với tình hình hạn mặn khốc liệt ở miền Tây thì nước sông đã trở nên rất mặn từ 4 đến 11 phần ngàn, trong khi vườn cây trái chỉ có thể sử dụng nước ngọt khoảng 0.3 phần ngàn trở lại, để đối phó tạm thời với tình hình này thì gia đình tui đã phải đào giếng 13m lấy nước tưới cây trồng, nhân tiện thì cũng xin chia sẻ lại một số kinh nghiệm trong việc lấy nước và xử lý nước giếng khoan cho mọi người tham khảo.

Về nguyên lý đào giếng thì chúng ta phải dùng nước soi xuống lòng đất 12 – 15m, đến lớp cát có ánh kim và làm đổi màu nước trông như phù sa thì dừng lại, nếu chưa đến lớp cát này hoặc qua khỏi thì sẽ không có nước hoặc nước bị nhiễm phèn rất nặng, khó tưới cho cây trồng.

Cụ thể thì chúng ta cần 3 người có sức bền cầm mũi khoan, dùng mũi khoan soi xuyên qua lớp đất mặt thứ nhất một cách từ từ, nên để dành sức lực cho khâu quan trọng sau, quan sát màu nước và cảm nhận cẩn thận, đến lớp cát thứ 1 sẽ xuất hiện hiện tượng sụp cát lần thứ nhất và nước trồi lên sẽ có màu đen mang theo cát không có ánh kim lấp lánh.

Tiếp tục, chúng ta soi xuyên qua lớp cát thứ 1 sẽ đến lớp đất thứ 2, xuyên qua lớp đất này sẽ đến lớp cát thứ 2, khi này sẽ xuất hiện hiện tượng sụp cát lần thứ 2 và lớp cát sẽ làm đổi màu dòng nước trông giống như phù sa, cát sẽ có ánh kim lấp lánh của xà cừ, soi vừa hết lớp cát này đến lớp đất cứng sẽ thấy hiện tượng dội lên không dễ xuống được nữa thì dừng.

Một số điều lưu ý, trong khi đào giếng thì chúng ta nên di chuyển mũi khoan lên xuống, tránh hiện tượng sụp cát bất ngờ làm kẹt cứng mũi khoan. Các khớp nối của mũi khoan nên thoa một chút mỡ bò để dễ mở ra. Ngoài ra thì mọi người nên chuẩn bị một cái máy bơm khoảng 1 – 2 ngựa cùng với lượng nước ngọt 6 – 10 khối, như vậy mới có đủ nước soi giếng và đảm bảo an toàn cho vườn cây.

Sau khi lắp đặt thành công giếng khoan thì chúng ta sẽ tiến hành bơm xả lượng nước bẩn ban đầu đến khi nước trong trở lại và kiểm tra chất lượng nước thông qua bút TDS. Mọi người lưu ý là nước giếng khoan để tưới cho cây trồng thì chỉ số TDS phải nhỏ hơn 500 ppm, tức là 0,5 phần ngàn. Nhiều trường hợp tưới nước 0,5 phần ngàn gây chết cây trồng, nhưng lại có trường hợp không chết cây, do đó tốt nhất chúng ta nên dùng nước giếng nằm trong khoảng từ 0,2 – 0,3 phần ngàn để an toàn hơn.

Ngoài ra thì trên thị trường có rất nhiều loại bút thử nước có giá dao động từ 300 nghìn đến 20 triệu đồng, nhưng tất cả chúng đều là bút TDS, với đặc điểm nhận dạng là 2 thanh kim loại và 1 thanh đo nhiệt độ ở dưới chân bút, đây là thiết bị đo tổng chất rắn hòa tan trong nước, xác định độ ô nhiễm của nước. Nguyên lý của thiết bị này là đo độ điện dẫn trong nước rồi suy ra chỉ số TDS, do trong quá trình đo bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhiệt độ cùng rất nhiều giá trị khác, bởi vậy mà phương pháp đo này chỉ là phỏng đoán tương đối, giá trị đo được luôn chênh lệch và không cố định, với độ chính xác vào khoảng 90%, người nông dân không cần thiết phải bỏ quá nhiều tiền cho thiết bị này vì chúng ta chỉ sử dụng nước có giá trị TDS nhỏ hơn 500, tức là 0,5 phần ngàn, cao hơn mức này không có ý nghĩa gì cả trong việc tưới cây.

Thực tế khi sử dụng bút TDS thì chúng ta chỉ cần bỏ ra khoảng 300 ngàn là đủ, không cần nhiều hơn, mọi người nên mua loại bút TDS của Đài Loan vì nó bền, ít vô nước và đo ổn định hơn các loại khác. Ngưỡng đo của loại bút khoảng 300 ngàn chỉ ở mức 1 phần ngàn, còn đối với mức cao hơn cần phải sử dụng máy đo độ mặn chuyên dụng cũng dựa theo nguyên lý đo TDS nhưng xác định được giá trị cao hơn từ 10 – 100 phần ngàn.

Với nước giếng khoan do lẫn rất nhiều tạp chất độc hại nên chúng ta phải làm bể lắng và tiến hành phun sương để khử phèn sắt cùng với các khí độc. Theo như hệ thống này thì tôi dùng 3 vòi xịt tưới cây nối với máy bơm rồi phun tia nước lên cao, rơi xuống bể nước bên dưới, công suất bơm vào khoảng 46 mét khối 1 ngày đêm, tức là gần 2 khối 1 giờ, tùy theo nhu cầu vườn cây thì mọi người cân chỉnh thời gian phun cho phù hợp và tính tương đối chính xác lượng nước dưới bể, sau khi phun đầy bể thì nước sẽ bị đổi màu thành vàng do sắt bị oxi trong không khí chuyển hóa thành chất rắn lơ lửng trong nước, lúc này mọi người phải dùng supe lân canxi và Camasio hòa với nước rải đều lên mặt nước theo tỉ lệ 1 kg phân lân và 20 g Camasio cho 1 khối nước, xong rồi để yên 1 ngày đêm cho nước trong mới có thể tưới cây được. Lưu ý là chúng ta nên thả lục bình trên mặt nước để chúng hút bớt đi các chất độc của nước giếng khoan và tránh để cho các hạt mưa rơi lên mặt lá khiến lục bình bị cặn sắt làm ngộp thở mà chết.

Sau khi xử lý nước, trước khi tưới cây, mọi người phải kiểm tra lại chỉ số TDS, mùi và thử với nước trà xem có bị hóa đen không, nếu tất cả đều tốt thì mới an toàn

Комментарии

Информация по комментариям в разработке