《NHẬP BẤT TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI PHỔ HIỀN BỒ TÁT HẠNH NGUYỆN PHẨM KỆ》

Описание к видео 《NHẬP BẤT TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI PHỔ HIỀN BỒ TÁT HẠNH NGUYỆN PHẨM KỆ》

Âm thanh trích lục:    • 《普賢菩薩行願品》偈頌\普賢行願品\莫爾根唱诵  
Văn bản trích lục:
Sư Ông Làng Mai -KINH MƯỜI NGUYỆN PHỔ HIỀN
Sư Ông Vạn Đức -ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
Thông điệp và ý nghĩa:
Đoạn kệ bắt nguồn từ Phẩm 40 thuộc quyển 8 của kinh ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM, một bộ kinh lớn của Phật giáo Phát Triển. Y cứ đại kinh, nguyện đây là do đức Phổ Hiền Đại Bồ Tát vì Thiện Tài đồng tử mà diễn giải, giai thoại "Thiện Tài đồng tử ngũ thập tam tham" là được xuất xứ từ bổn kinh này vậy. Theo phẩm thứ 39 của đại kinh, đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi vân du giáo hóa đến chốn gọi là Phước Thành, nơi đây Ngài gặp pháp khí Đại thừa - Thiện Tài đồng tử. Đại Thánh liền đón nhận, dạy dỗ và động viên Thiện Tài tiến lên trên lộ trình Nhất Thiết Trí Giác. Thiện Tài theo lời giáo huấn của Thầy mình mà tha phương cầu học với hơn 50 vị Giáo thọ sư (hết thảy thành phần của pháp giới, hễ ai có chí nguyện Bồ Tát kiên cố Thiện Tài đều gần gũi thân cận), khi gần đến sự viên mãn của sự nghiệp giác ngộ thì đồng tử được chính vị Thầy của mình khai sáng để đạt được sự chân thật của quả vị cao tột. Rồi khi đó, đức Từ Thị Di Lặc đại Bồ Tát khuyến tấn Thiện Tài nên tự thấy biết về hạnh Bồ Tát, Ngài khảy ngón tay để mở tung lề khóa của cánh cửa chân như nơi Tỳ Lô Giá Na lâu các, Thiện Tài tức khắc thâm nhập Pháp Giới, nơi đây Thiện Tài Bồ Tát tham lễ và nhận được ấn chứng từ nơi đức Phổ Hiền đại Bồ Tát.
Ở đây, có ba tượng đài biểu tượng được dựng nên: Văn Thù, Phổ Hiền và Thiện Tài, tương ứng với Lí Trí, Hành Chứng và Bồ Đề Tâm của hành giả.
Văn Thù được diễn tả với cương vị Hóa Đạo, đã hướng dẫn và nuôi lớn nhiệt huyết trên lộ trình khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho Thiện Tài. Đức Văn Thù sở dĩ xuất hiện hai lần trên lộ trình kiến thiết pháp giới của đồng tử có thể hiểu như sau: Sơ ngộ là cái trí tuệ căn bản soi rọi vào giáo nghĩa Phật Đà mà thành tựu "kiến, văn, giác, tri"; Đến khi được đức Di Lặc phá kiến chấp, Thiện Tài vỡ òa trong hạnh phúc, lúc này đức Văn Thù lại một lần nữa hiện thân để soi rọi cho đồng tử. Lần hội ngộ này đức Văn Thù và Thiện Tài đã hợp nhất thành một thể - tuệ giác vô lậu, mang đến cái nhìn bình đẳng rực rỡ và đẹp tuyệt vời.
Phổ Hiền được mô tả với cương vị Hành Đạo, tuy trong quá trình cầu đạo Vô Thượng của Thiện Tài, hình ảnh Phổ Hiền chỉ xuất hiện một lần sau cuối để ấn chứng cho đồng tử về hành động Bồ Tát. Nhưng trên thực tế ngay từ trước khi sơ ngộ Văn Thù, thì Phổ Hiền đã luôn ẩn trong hành động của Thiện Tài. Vì Phổ Hiền là biểu tượng của thệ nguyện tu hành rộng sâu mang chiều hướng lịch sử. Vậy, mục đích rốt ráo của Thiện Tài chính là sự tự đồng nhất mình với Phổ Hiền, mà sự đồng nhất đó vốn chỉ đang được tiếp tục tiến hành và dần dần thành tựu viên mãn, đây cũng là chỗ thâm áo của Phổ Hiền. Tất cả cảnh giới và quả vị đều được lưu xuất từ căn bản hạnh nguyện Phổ Hiền hướng đến giác ngộ giải thoát, cứu bạt hết thảy hữu tình vô tình, phát sinh tuệ giác đến chỗ tối hậu và kiến thiết hạnh phúc ngay trong lòng thực tại.
Thiện Tài được biểu hiện cho Bồ Đề Tâm, mang giá trị quyết định cho sự thành tựu tuệ giác vô thượng. Bồ Đề Tâm là đối tượng và lý do để ba đời chư Phật thị hiện giáo hóa, nếu không có Bồ Đề Tâm thì hết thảy pháp giới đều không còn. Có một sự thật cần nhìn nhận là Bồ Đề Tâm cố nhiên bất biến, dù chúng ta sanh thân với hiện tướng như thế nào thì Bồ Đề Tâm vẫn thường hằng không mất, chỉ là chúng ta làm cách nào để phát khởi và phát huy Tâm này đến cùng tột.
Có thể thấy, khi quán chiếu nơi Thiện Tài ta thấy được trí giác của đức Văn Thù, soi mình vào tuệ hạnh của Phổ Hiền tôn cũng hàm tàng hình ảnh của pháp giới chúng sanh. Một pháp biểu hiện ra vô ngần và trong muôn phần ấy lại dung chứa, thâu nhiếp lẫn nhau, tương tức tương nhiếp, âu cũng là nghĩa "Nhất tức nhất thiết" vậy.
Trong kệ có một đoạn cầu sinh Tịnh Độ, thoáng đọc ta thấy có chút gì đó thu hẹp hạnh nguyện của Phổ Hiền, nhưng không, đây là đòn bẩy để nguyện Phổ Hiền đạt đến viên mãn cùng cực, đây là nơi quy thú của Tam Tạng Kinh Điển, là chỗ quy hướng của các bậc Đẳng Giác Diệu Giác. Thiết lập Tịnh Độ mà kinh HOA NGHIÊM muốn nhắc đến chính là thiết thực hiện tiền, vì Thập Nguyện Vương được thực hiện bởi đại bi tâm và kiến thiết môi sinh ngay trong lòng thực tại, điều đó mới thực sự nhất như với bổn hoài chư Phật. Chúng ta không thể có được Tịnh độ tương lai, nếu hiện tại đây chúng ta không có tính chất của Tịnh độ hiện tiền.
Thế giới Hoa Tạng mà kinh HOA NGHIÊM muốn hướng đến là một thế giới của sự toàn mỹ, là một trạng thái sáng rỡ và thường trú của những người giác ngộ. Nơi đó đẹp như cuối mảng đất trời có một vườn hoa lộng lẫy, nơi mà Hoa Vàng là Bát Nhã, Trúc Biếc tựa Pháp Thân, mỗi mỗi đều là Chân Không Diệu Hữu được phát động bởi Báo Thân Viên Mãn Lô Xá Na Phật. Giá trị tối thượng vượt lên trên sự suy luận và thiền định của các bậc đại Thánh đều được thổi hồn và bừng lên một cách diễm lệ trong bộ kinh HOA NGHIÊM, mà tinh túy thăng hoa hết thảy đều nằm Ở đây và Bây giờ.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке