Khám Phá Hậu Cung ở trong Tử Cấm Thành Vĩnh Hoà Cung

Описание к видео Khám Phá Hậu Cung ở trong Tử Cấm Thành Vĩnh Hoà Cung

[Vĩnh Hòa cung và hậu phi từng cư trú]

Vĩnh Hòa cung là một trong sáu cung nằm ở phía Đông của Tử Cấm Thành, về vị trí nó nằm ở phía Đông của Thừa Càn cung và phía Nam của Cảnh Dương cung. Vào thời nhà Minh, năm Vĩnh Lạc thứ mười tám (1420) thì xây dựng hoàn thành. Ban đầu, nơi này có tên là “Vĩnh An cung”, đến năm Gia Tĩnh thứ mười bốn (1535) thì đổi tên thành “Vĩnh Hòa cung”. Triều đại nhà Thanh noi theo nhà Minh nên vẫn giữ nguyên tên cũ. Vĩnh Hòa cung từng được trùng tu ba lần vào năm Khang Hi thứ hai mươi lăm (1686), năm Càn Long thứ ba mươi (1765), năm Quang Tự thứ mười sáu (1890).

Vào cả thời nhà Minh và nhà Thanh, Vĩnh Hòa cung được dung làm nơi trú ngụ cho các phi tần của đương kim Hoàng đế.

Trước chính điện của Vĩnh Hòa cung có treo một tấm biển “Vĩnh Hòa cung”. Năm Càn Long thứ sáu (năm 1741), Càn Long Đế lệnh chế tạo biển theo kiểu dáng của tấm biển Vĩnh Thọ cung, đồng thời lại cho làm thêm mười một tấm biển rồi tự mình đề mục, phân biệt Đông – Tây lục cung. Càn Long Đế còn hạ chỉ dụ: “Saukhi treo lên, đến ngàn vạn năm sau cũng không thể tự ý động vào, cho dù là phi tần cư trú cũng không thể mang đi thay đổi.” (1)

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Triển lãm “Thanh đại phi tần sinh hoạt” được khai mạc tại Vĩnh Hòa cung, từ đó về sau nơi này trở thành một trong những cung điện được triển lãm thường trực ở Cố cung. Vào năm 2007, hoạt động “Tê chiếu quần luân – Cố cung tàng lịch đại đồng kính triển” của Vĩnh Thọ cung cùng với “Thanh đại phi tần sinh hoạt” của Vĩnh Hòa cung tạm thời dừng lại vì nội dung triển lảm được điều chính. Sau đó , “Thanh đại phi tần sinh hoạt” lại được chuyển đến Vĩnh Thọ cung tiếp tục tổ chức.

Kiến trúc của Vĩnh Hòa cung cơ bản vẫn được bảo trì dựa theo nguyên bản xây dựng vào thời nhà Minh, chủ yếu gồm có:

- Vĩnh Hòa môn: cửa chính của Vĩnh Hòa cung;
- Vĩnh Hòa cung: Chính điện của Tiền viện, được xây dựng rộng rãi, gồm năm gian, mặt trước có mái hiên ba gian được lợp ngói lưu ly màu vàng, trên hiên thiết kế có năm con tẩu thú. Trên trần của chính gian được treo một tấm biển “Nghi Chiêu Thục Thận” do đích thân Càn Long Đế ngự đề;
- Đông phối điện, Tây phối điện: hai bên Vĩnh Hòa cung;
- Đông Thuận trai: Chính điện của Hậu viện;
- Đông phối điện, Tây phối điện hai bên của Đông Thuận trai;
- Tỉnh đình (phía Tây Nam của Đông Thuận trai).

Danh sách hậu phi triều Thanh từng cư trú tại Vĩnh Hòa cung:

1. Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị của Khang Hi Đế. Ô Nhã thị là sinh mẫu của Hoàng tứ tử Ái Tân Giác La Dận Chân (tức Ung Chính Đế). Năm Khang Hi thứ mười bảy (1678), sau khi sinh hạ Dận Chân, bà được sách phong làm “Đức tần”. Năm Khang Hi thứ hai mươi được tấn phong làm “Đức phi”. Sau khi Hoàng tứ tử Dận Chân đăng cơ, lấy niên hiệu là “Ung Chính”, Đức phi Ô Nhã thị được tôn làm “Nhân Thọ Hoàng thái hậu”. Tuy nhiên Hoàng thái hậu phúc mỏng, vào giờ Sửu ngày 23 tháng 5 (tức ngày 25 tháng 6 Dương lịch), Nhân Thọ Hoàng thái hậu băng hà tại Vĩnh Hòa cung, thọ 64 tuổi.

2. Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị của Càn Long Đế. Căn cứ vào Phật sự năm Càn Long thứ mười biểu hiện, tất cả các cung được an bài lúc bấy giờ gồm có Trường Xuân cung, Dực Khôn cung (2), Cảnh Nhân cung, Vĩnh Hòa cung, Thừa Càn cung. Mà hồ sơ trong nội cung lại được sắp xếp theo thứ tự là Hoàng hậu Sa Tế Phú Sát thị, Nhàn Quý phi Ô Lạp Na Lạp thị, Thuần Quý phi Tô thị, Gia phi Kim thị, Du phi Kha Lý Diệp Đặc thị. Từ đó suy ra, Gia phi lúc này trú ngụ tại Vĩnh Hòa cung. Nhưng vào tháng Năm năm Càn Long thứ mười, chỗ ở của hậu phi lúc này đã được điều chỉnh, không biết ở thời điểm đó Gia phi Kim thị có chuyển sang cung khác hay không. (3)

3. Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Đạo Quang Đế. Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị khi còn làm Tĩnh Quý phi từng có một thời gian ngắn cư trú tại Vĩnh Hòa cung, sau đó thì bà chuyển sang Chung Túy cung. (4)

4. Trang Tĩnh Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị của Hàm Phong Đế khi còn là Lệ Quý nhân.

5. Xuân Thường tại Minh Am thị (khi còn là Xuân Quý nhân) và Hâm Thường tại Đới thị của Hàm Phong Đế.

5. Ôn Tĩnh Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị của Quang Tự Đế. Tháng Giêng năm Quang Tự thứ mười lăm, sau khi nhập cung Tha Tha Lạp thị dùng tư cách “Cẩn tần” để lưu trú tại Vĩnh Hòa cung, bà ở tại đây mãi cho đến khi qua đời vào năm Dân quốc thứ mười ba (1924). Tha Tha Lạp thị khi ở tại Vĩnh Hòa cung sinh hoạt rất giản dị, bà yêu thích mỹ thực, thường dùng thư pháp làm trò tiêu khiển. Trong thời gian bà ở tại đây Vĩnh Hòa cung được điêu khắc cực kỳ tinh tế, bài trí cũng vô cùng tỉ mỉ.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке