Nghề đánh bắt cá cơm trên tàu bằng lưới rút

Описание к видео Nghề đánh bắt cá cơm trên tàu bằng lưới rút

Trước khi có nghề lưới đăng, xưa kia người dân sống ở vùng sông nước đã biết sử dụng một công cụ đánh bắt cổ truyền gọi là đăng, được đan bằng những nẹp tre thành từng tấm như tấm sáo chắn ngang dòng nước để ngăn, đón cá. Có lẽ từ loại ngư cụ thô sơ này mà ngư dân Khánh Hòa đã phát kiến ra giàn lưới đăng với tính năng, quy mô và hiệu quả đánh bắt cao hơn rất nhiều. Bước đầu nghề đăng còn phôi thai, ngư cụ hết sức thô sơ. Lưới đăng đan bằng xơ dừa hoặc bằng vỏ cây mấu lấy trên rừng đem về ngâm nước, đập tơi ra, tước thành sợi nhỏ rồi đánh thành nhợ. Neo bằng đá hoặc gỗ. Từ lưới đến dây, phao ganh, neo chằng đều làm bằng vật liệu tự tạo như thế nên không được bền chắc, mỗi mùa chỉ dùng được đôi ba tháng. Kỹ thuật đánh bắt cũng rất đơn giản. Người ta buộc dây từ gành ra khơi một quãng dài, trên dây buộc lòng thòng xuống nước các thứ lá cây, rong biển hay các cành khô (chà) để chắn cá. Bầy cá di chuyển tới đó, gặp chướng ngại vật phải vòng ra xa, mấy chiếc ghe câu đã thả lưới chờ sẵn, gặp bầy cá tới là họ cứ việc đứng ở mũi ghe kéo hai đầu lưới lên như kéo rớ.
Dần dần, lưới đăng phát triển thành một đại hải nghệ, có năng suất và lợi tức cao nhất trong ngành ngư nghiệp của tỉnh Khánh Hoà. Việc cải tiến các phương tiện và ngư lưới cụ hành nghề như: ghe thuyền được đóng bằng gỗ tốt, có gắn thủy động cơ; giàn lưới đan bằng sợi cước, sợi ni-lông; ống phao bằng nhựa; dây neo cố định lưới bằng dây cáp… đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho ngư dân.
Tuy vậy, lưới đăng vẫn là một nghề vất vả và mang tính may rủi rất lớn. Lưới đăng là công cụ khai thác cố định (chờ cá đến với lưới chứ không thể dùng lưới đi tìm cá). Năm nào cá di cư vào sát bờ do điều kiện môi trường hoặc do cá theo mồi, lưới đăng sẽ thu hoạch được nhiều, ngư dân gọi là được mùa, còn ngược lại là mất mùa. Vì mỗi năm chỉ làm một mùa 5 hoặc 6 tháng, khả năng thu hoạch cao thường là trong hai tháng 3 và 4 âm lịch (tháng 4 và 5 dương lịch); hơn nữa do giăng lưới cố định, không thể đang giữa mùa di chuyển đến nơi khác (vì đầm nào cũng có chủ), ngư dân đặt hết hy vọng vào sự phù hộ độ trì của các vị thần linh biển cả, nên việc thờ phụng cúng kiếng từ khi dọn nghề đến ngày mãn mùa là vấn đề sinh tử. Đó là các lễ: cúng Ráp Xương Quẹo, cúng Tổ Nghề, cúng Tết Thuyền, cúng Lịnh Bà Tiên Chúa, cúng Khai Sơn Khai Lạch, cúng Thủy trình, cúng Kết Gang, cúng Ra Mắt, cúng Lịch Y, cúng Dàng, cúng Cầu Ngư, cúng Mừng Rau, cúng Hạ Đăng, cúng Tạ. Đến 1975, nghề lưới đăng được Nhà nước tổ chức thành tập đoàn rồi hợp tác xã với các thế hệ ngư phủ mới, việc cúng kiếng theo cổ lệ tại các sở đầm chỉ còn thực hiện đơn giản.
NGHỀ BIỂN TRUYỀN THỐNG
Trải qua thời gian, lưới đăng đã trở thành một nghề truyền thống ở Khánh Hoà. Ngày nay, tuy có được cải tiến lên nhiều nhưng phương pháp hành nghề vẫn căn bản theo lối cổ truyền. Dụng cụ lưới đăng gồm có:
a)1 thuyền đăng + 1 thuyền neo lo việc thả lưới, kéo lưới.
b)1 xuồng sai dùng để chỉnh neo, sửa nạp và đi lại liên lạc.
c)1 hoặc 2 ghe phiên lo việc chuyên chở cá về bến.
d)1 giàn lưới đăng gồm nhiều tấm lưới nhỏ gọi là trệt kết vào nhau bố trí thành thế trận lừa cá vô rọ.
Mỗi vị trí khác nhau của giàn lưới được ngư dân đặt thành những cái tên rất hình tượng như trệt gang, trệt lưng, trệt rọ, trệt tráng, trệt hôm, lưới bửng… Ngoài ra còn một giàn lưới rút để sẵn trên thuyền, khi đàn cá đã vào rọ thì thả xuống để bắt. Chi phí cho toàn bộ một giàn nghề lớn có đến vài trăm lượng vàng (thời giá những năm 60 của thế kỷ XX).
Lực lượng lao động thường xuyên trên thuyền gọi là bạn khoảng từ 20 đến 40 người, gồm các bạn lưới (thợ phụ), bạn nằm thuyền (thợ chính) và người chèo dọc (đốc công). Đôi khi có thêm một số lao động không thường xuyên xin đi theo ghe để phụ gọi là qua lồ.
Tùy theo sở đầm lớn hay nhỏ, một giàn lưới đăng cùng các phụ kiện, dây chạc… thường nặng cỡ trên dưới chục tấn, người ta phải kết bè, trải nạp trên mặt, giằng chì dưới đáy và thả nhiều neo để giữ giàn lưới đứng vững. Cứ khoảng 10m lưới thì đặt một mỏ neo và 50m là một đường neo. Ngoài 4 neo chính là neo cái, neo cổ, neo dọc, neo ngang, 6 neo phụ là nhứt rượng, nhì rượng (bên giàn lưới rọ), nhứt tráng tây, nhì tráng tây (bên giàn lưới tráng), nhất hôm, nhì hôm (bên giàn lưới hôm), còn có hàng chục neo lưng (giữ giàn lưới lưng).

nguồn https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-...

Комментарии

Информация по комментариям в разработке