Người Hiến Tạng Được Hưởng Những Quyền Lợi Gì ? TVPL

Описание к видео Người Hiến Tạng Được Hưởng Những Quyền Lợi Gì ? TVPL

Có nhiều người hiến tạng đã ra đi, nhưng trái tim của họ vẫn đập, lá phổi vẫn thở, thận vẫn hoạt động, hay giác mạc của họ ngày ngày vẫn ngắm nhìn cuộc sống và sự sống của họ đang hiện hữu trong những con người khác. Vậy những người thực hiện sứ mệnh cao cả này sẽ nhận được quyền lợi gì, hãy cùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tìm hiểu thông qua video này.

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Th...
Thông tư 104/2017/TT-BTC: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Th...

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM

Nội dung: Quỳnh Ny

Trình bày: Huy Hoàng

Dựng hình: Hoàng Hiệp
---
Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!

Website: https://thuvienphapluat.vn/

Fanpage:   / thuvienphapl.  .

#TVPL #ThuVienPhapLuat


Có những người trước khi ra đi mãi mãi vẫn để lại cho đời một phần cơ thể với nghĩa cử cao đẹp là cứu giúp những mảnh đời khác. Chính hành động này đã viết tiếp nên sinh mệnh của rất nhiều bệnh nhân. Vậy người hiến tạng khi cho đi sẽ được nhận lại những gì, hãy cùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tìm hiểu thông qua video ngày hôm nay.
Ai có thể hiến tạng?
Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
Việc hiến tặng mô, tạng là tự nguyện, là quyền nhân thân, do đó trong mọi trường hợp, nếu muốn thay đổi quyết định thì bạn chỉ cần ký đơn từ chối hiến tặng gửi về cơ sở y tế nơi cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng ban đầu là được đưa ra khỏi danh sách đăng ký hiến tặng. Đấy cũng là sự công bằng của pháp luật, luôn tôn trọng quyền nhân thân tối cao.
Pháp luật hiện hành cũng không quy định bắt buộc người đăng ký hiến tạng phải có sự đồng ý của người thân như cha, mẹ trong đơn đăng ký hiến tạng. Tuy nhiên người hiến tạng cũng nên thông báo và nhận sự đồng ý của gia đình vì trong trường hợp nếu đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não mà gia đình không biết sẽ khó khăn trong việc báo tin cho cơ sở y tế hoặc tránh sự phản đối của gia đình trong trường hợp hiến khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não, làm cho không thực hiện được ý nguyện hiến tặng của mình.
Phải nói thêm là việc hiến tạng là quyền nhân thân nên giả sử trong trường hợp, con mất nhưng trước đó không đăng ký hiến tặng mô, tạng mà cha mẹ, đại diện pháp luật muốn hiến tặng mô, tạng của con vì mục đích nhân đạo cũng không được phép.
Người hiến tạng được hưởng những quyền lợi gì?
Quyền lợi của người hiến tạng được quy định tại Thông tư 104/2017/TT-BTC, trong đó gồm những quyền lợi sau:
Quyền lợi cho người hiến tạng đang sống
Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế, được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;
Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;
Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.
Quyền lợi cho người hiến tạng đã chết
Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.
Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng

Комментарии

Информация по комментариям в разработке