Nỗi lòng người thương phế binh Việt Nam Cộng hoà | VOA Tiếng Việt

Описание к видео Nỗi lòng người thương phế binh Việt Nam Cộng hoà | VOA Tiếng Việt

Từ giã áo thư sinh, theo tiếng gọi quân trường đã có biết bao thế hệ trai trẻ lên đường nhập ngũ để bảo vệ sự tự do của miền Nam Việt Nam. Lịch sử thu nhỏ là hồi ký của từng cá nhân, là gia phả của mỗi gia đình. Cựu binh của tiểu đoàn 3 nhảy dù, ông Chu Văn Dương nhớ lại.

“73 thì chú đi lính, đi lính thì đăng vào binh chủng nhảy dù thì đến ngày bị thương thì nói ngay là tới về tới Phan Rang, sư đoàn nhảy dù rút về Sài Gòn thì về tới Phan Rang thì đơn vị chú được tăng cường ra Phan Rang để trấn giữ cái thành phố Phan Rang đó thì đến ngày 16 tháng tư năm 75 thì chú bị thương.

Lúc bị thương thì cũng không có di tản được. Bởi vì lúc đấy là đơn vị, các đơn vị đang rút về Sài Gòn rồi thành thử ra không có di tản. Cũng nhờ người dân người ta đưa vô trong bịnh viện đó, đưa trong bịnh viện của Phan Rang, mà đến khi mà vô tới bịnh viện thì lúc đấy là bên bộ đội đã chiếm Phan Rang rồi.

Chú nằm cũng giống như là người tù binh vậy, không có thuốc thang, không có gì hết.Nhờ lòng từ bi của các chùa của ở Phan Rang đó họ mang cơm, mang cháo ngày ba bữa mang tới nuôi cho mấy người thương phế binh lính Việt Nam Cộng Hòa thôi”.

Ngần ấy năm với những vui buồn đắng cay mà một cuộc đời, một dân tộc phải trải qua.

“Số quân tôi coi như 64159560. Bị thương ngày 13 tháng 6 năm 1970 tại Kiến Hòa bây giờ gọi là Bến Tre đó, quận Trúc Giang. Tôi bị thương như vậy coi như là hai chân mà, bởi vậy cho nên với lại hai vợ chồng bây giờ nói chung là bây giờ coi như già hết rồi thì bây giờ nó làm gì ăn được nữa, thì coi như mình cũng sống lây lất qua ngày, thế thôi”.

Thời gian cũng bạc thếch như mái ngói này, giờ với người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa khi gần nửa thế kỷ đi qua thì với thân thể tật nguyền sống như người bình thường đã khó, huống hồ lúc dịch giã suốt hai năm trời ròng rã phải chịu nhiều lệnh cấm đoán đi lại, mưu sinh.

“Hai vợ chồng giờ lớn tuổi hết rồi. Trước đó thì, hồi chưa dịch đó thì bà xã bả còn buôn bán vớ vẩn ở ngoài chợ đây. Về sau từ cái lúc mà bùng dịch đến giờ cái chỗ mà bả bán, thuê mà, thuê hàng ngày, người ta thấy dịch giã vậy người ta không cho thuê nữa, người ta lấy lại. Giờ thì cũng, bả ấy cũng kiểu chỉ sáng ra bán vài ổ bánh mì thôi”.

Những người cựu binh Việt Nam Cộng Hòa này họ là nhân chứng sống của lịch sử chiến tranh.

“Tôi Đinh Văn Toàn, sinh năm 1953, số quân 73137187, đơn vị đại đội 4, tiểu đoàn 2 thủy quân lục chiến. Tôi bị thương tháng 3 năm 75, trước giải phóng một tháng. Người ta thấy hoàn cảnh mình cụt hai chân người ta, đâu có làm ăn gì được, cũng đến giúp đỡ chút đỉnh thôi”.

Những người buộc phải rời cuộc chiến trong thương tật, giờ họ như cái bóng bên lề cuộc đời.

“Bị thương ở trận ở Chương Thiện. Tên, thì Nguyễn Văn Tâm. Số quân 799003, bị thương tật 100% ở tỉnh Chương Thiện. Đơn vị lính là địa phương quân ở tiểu khu Châu Đốc. Ở nhà nhờ địa phương người ta hỗ trợ ba cái thức ăn hay hoặc có nhiều người gửi quà chút đỉnh, cái mùa dịch đó. Thì qua rồi giờ mới đẩy bả đi bán vé số, sống. Tháng phải có thu nhập sống, tiền nhà, tiền phòng người ta”.

Chiến tranh thì đi qua, nhưng nỗi đau dường như vẫn đeo đuổi theo đến trọn kiếp người.

“Tôi tên là hạ sĩ quan dự bị khóa 773, ra trường năm 73, về tiểu khu Vĩnh Long, thuộc đơn vị tiểu đoàn 521 địa phương quân. Bị thương ngày 17 tháng 3 năm 1975 trước khi mất Sài Gòn hơn một tháng. Nằm Tổng y viện Cộng Hòa sau 30 tháng tư thì được trở về với gia đình, tự lo, tự chữa bản thân lấy, mất hai phần ba cẳng chân trái.

Tôi là trung sĩ Phạm Thế Thái, số quân 74140566, kính chào các anh em. Sau cái mùa Covid này cuộc sống nó có thay đổi là bởi vì kinh tế nó mắc mỏ lên mà đồng tiền hỗ trợ thì thấp cho nên cuộc sống nó cũng hơi khó khăn một chút”.

Ai chẳng một lần về với đất, khác chăng là sớm hay muộn, vinh với nhục, và sống chết ra sao cho ý nghĩa của một kiếp người. Cảm thương nhất là những người lính chưa chết nhưng coi như đã chết vì thương tật chiến trận cùng bao vết thương lòng thời hậu chiến.

---

VOA Tiếng Việt - Cập nhật thông tin trung thực, đa chiều về tình hình Việt Nam, quốc tế. Tin tức Biển Đông. Phóng sự đặc biệt về nhiều đề tài: khoa học-công nghệ, giáo dục, đời sống, xã hội, thương mại, sức khoẻ, văn hoá, giải trí… Hỏi đáp trực tiếp 🙋 qua Facebook Livestream https://bit.ly/3f603Y4 với khách mời VOA xoay quanh các chủ đề y học, du học Mỹ, di trú Mỹ và kinh tế.

🛎 Đăng ký và nhấn chuông để cập nhật các tin tức mới nhất: https://bit.ly/VOATiengVietYT

Theo dõi VOATiengViet trên:
➡️ Website https://www.voatiengviet.com/
🔓 Proxy vượt tường lửa vào website: https://bit.ly/VOATiengViet1 hoặc https://bit.ly/VOATiengViet2

Và các trang mạng xã hội:
➡️ Facebook https://bit.ly/3FcMSPy
➡️ Instagram https://bit.ly/3qbjZiq
➡️ Twitter https://bit.ly/3qaDmYV

Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
➡️ iTunes Store https://apple.co/3ndHnKj
➡️ Google Play https://bit.ly/3r8s4nD

#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News

Комментарии

Информация по комментариям в разработке