Kĩ Thụât Tạo Chúa di trùng | KỸ THUẬT NUÔI ONG.

Описание к видео Kĩ Thụât Tạo Chúa di trùng | KỸ THUẬT NUÔI ONG.

Ở ong mật Muốn tạo ra con chúa tốt ta cần chọn và có sự chuẩn bị đàn nuôi duỡng, đàn để nuôi dưỡng các nụ chúa nên chọn những đàn đang trong tình trạng khoẻ mạnh không bệnh tật, nhiều cầu quân đông (với ong ngoại ta chọn đàn có số cầu khoảng từ 6-7 cầu, ong nội ta chọn đàn ong có số cầu khoảng 5-6 cầu) Ngoài ra để nuôi dưỡng ấu trùng thành ong chúa được tốt nhất có thể thì ta cần chú ý về các yếu tố sau:
1. về nhiệt độ, độ ẩm:
Nhiệt độ Cao quá hoặc thấp quá sẽ ảnh hưởng đến tính tụ cầu và tiết sữa của con ong (ví dụ nhiệt độ nóng và khô như khi ae ong đánh keo ở miền trung khoảng 37°c đến trên 40°c thì đa số các ong thợ sẽ bỏ đậu ở mặt cầu và tản quân ra ngoài hóng mát, và ong lúc này phải làm công việc làm mát tổ và lấy nứơc vất vả hơn lúc này đàn ong tiết sữa rất kém chất lựơng, nhiệt độ lạnh quá đàn ong cũng sẽ hoạt động kém , hơn nữa về lý thuyết thì Sữa Nuôi Ong Chúa đa phần là có chứa nhiều axit amin và có các chất dễ bay hơi, gặp nhiệt độ cao quá sẽ làm mất chất của Sữa, do vậy khi thu hoạch sữa ong chúa để giữ được nguyên vẹn các chất trong sữa chúa, nhất là phần trăm DHA-10 decanoic là 1 chỉ tiêu quan trọng mà các nhà nhập khẩu yêu cầu phải từ 1,8% trở nên, do vậy Ong Chúa được làm ra ở thời điểm nóng khi đánh mật keo ở Miền Trung nhiều ae nuôi ong nói rằng chúa đẻ không bền, kém chất lượng là nguyên nhân do vậy, thêm nữa khí hậu quá nóng cũng ảnh hưởng đến việc dịch chuyển tinh trùng của ong đực vào túi trữ tinh của ong chúa, tinh trùng nhanh bị khô ong chúa sau này sẽ đẻ kém hoặc dễ bị lỗi đẻ hoặc tắc đẻ... ).
Do vậy nên di trùng làm chúa vào mùa hoặc thời điểm mát mẻ, nhiệt độ từ 25°c-30°c là đẹp
2. Về dinh dưỡng:
Sữa để nuôi Ong chúa (Sữa Ong chúa) được ong thợ non giai đoạn từ 6-12 ngày tuổi tiết sữa, để ong thợ tiết được nhiều sữa và chất lượng thì ong thợ cần 2 nguyên liệu chính là Mật Ong ( hoặc Siro đường) và Phấn Hoa Nguyên chất để chúng ăn và chuyển hoá thành Sữa để nuôi ấu trùng chúa, Về Lý thuyết thì Phấn hoa tươi có nhiều chất dinh dưỡng và "Chất" cần cho con ong nhiều hơn là Phấn hoa đã phơi khô, Nghĩa là dùng Phấn Hoa tươi là tốt nhất (để bảo quản và giữ nguyên các chất trong Phấn hoa tươi ta có thể ướp Phấn hoa tươi với đừơng, cứ 1 lớp phấn hoa với 1 lớp đường xen kẽ nhau, kiểu ứơp này đừơng sẽ tan từ từ và giúp phấn tươi lên men từ từ, rất tốt khi cho ong ăn và lưu trữ bảo quản cũng được lâu ).
3. Thời điểm làm chúa tốt nhất là ở mùa thích hợp như mùa mát mẻ, các loại cây cho mật và phấn phát triển và nở nhiều sẽ cung cấp nhiều loại phấn hoa tươi và mật cho đàn ong.
4. Phương pháp làm chúa :
-Giai Đoạn chuẩn bị đàn nuôi dữơng :
Để tốt nhất ta nên chuẩn bị đàn nuôi dưỡng thật chu đáo, đàn nuôi dưỡng nên chọn những đàn ong mạnh khoẻ, đông quân và đặc biệt nhiều ong non ở độ tuổi tiết sữa 6-12ngày tuổi (để có nhiều ong non trước 12 ngày di trùng thì ta đổi cho các đàn nuôi dưỡng này các cầu nhộng đang nở là đc), trước khi di trùng 3 ngày ta rút hết những cầu của đàn nuôi dưỡng đi và thay thế và để lại 2-3 cầu có nhiều phấn hoa và cầu có nhiều ấu trùng chuẩn bị vít nắp là được (điều này vừa kích thích đàn ong ổn định và tránh rủi do khi đàn ong xây mũ chúa cấp tạo ở mặt cầu mà mình ko để ý nó sẽ nở trước và cắn phá các mũ chúa nhân tạo của mìn vì khi ấy đàn ong không có cơ sở ấu trùng bé để xây thêm mũ chúa cấp tạo ở mặt cầu).
Ví dụ hôm nay mình chọn đàn ong 7 cầu đông quân, sạch bệnh để chuẩn bị nuôi chúa thì mình đổi cầu, thêm vào đó 4-5 cầu nhộng đang nở, 3 ngày sau đó thường thì nhộng sẽ nở đồng loạt gần hết, tính thêm 6 ngày nữa là ong thợ đó nở ra được 6 ngày tuổi (tổng 9ngày từ khi mình chọn đàn nuôi dưỡng), lúc này ta bắt đầu rút cầu chỉ để lại 1-2cầu đầy phấn càng tốt hoặc 1 cầu phấn 1 cầu nhộng non ( cầu có nhiều ấu trùng đang vít nắp), ngày tiếp theo là ngày thứ 10 ta bắt chúa của đàn nuôi dưỡng đi để đàn ong ở trạng thái mất chúa, lúc này bắt đầu cho đàn ong ăn phấn hoa tươi trộn mật hoặc đường, tỉ lệ 1:1 hoặc 2 phấn tươi 1 mật (đường), nếu phấn đã ướp đường thì ko cần pha thêm, phết trực tiếp vào cho nó ăn dần , ( cho đàn ong ăn liên tục đến khi mũ chúa vít nắp) . Trong thời gian này bắt đầu kết hợp cho ong ăn nước đường nếu nguồn mật bên ngoài kém, mật bên ngoài tốt thì mình không cần phải cho ăn, nghĩa là con ong thiếu gì thì mình bổ sung cho nó ăn. 1 hoặc 2 ngày sau khi tách chúa thì ta bắt đầu di trùng và cho đàn nuôi dưỡng nuôi ấu trùng chúa (mục đích để đàn ong ở trạng thái mất chúa và chúng có thời hian ăn phấn hoa và mật để chuyển hoá thành sữa), cho đàn ong ăn mật và phấn hoa đầy đủ đến khi mũ chúa vít nắp mới thôi.
Lưu ý: Đối với ong nội địa Apis cerana, ong thợ rất mau đẻ trứng, nếu các bạn nuôi  chúa theo cách của mình bên trên thì sau khi nụ chúa vít nắp ta nên đổi cho đàn ong 1 hoặc 2 cầu có nhiều trứng và ấu trùng tuổi nhỏ để. ...link bài viết đầy đủ tại: https://m.facebook.com/story.php?stor...

Комментарии

Информация по комментариям в разработке