5 Bước Chạy Đà và Đập Bóng Cơ Bản Cho Người Mới Chơi BÓNG CHUYỀN - Móm TV Reaciton

Описание к видео 5 Bước Chạy Đà và Đập Bóng Cơ Bản Cho Người Mới Chơi BÓNG CHUYỀN - Móm TV Reaciton

#bongchuyen #kythuatdapbong #batcao

Bóng chuyền là bộ môn thể thao có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Để đập bóng đẹp mắt khi tham gia bộ môn này bên cạnh sự kiên trì luyện tập đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật đập bóng hấp dẫn và đúng kỹ thuật để tạo dấu ấn đối với người xem.
Muốn làm cho cách đập bóng biến hoá muôn hình muôn vẻ, một yêu cầu rất lớn đối với người chơi là phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện, biết nhiều kiểu đập và đập nhiều hướng khác nhau để ghi bàn thắng nhanh chóng và đẹp mắt nhất có thể

Kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách là một trong những phương án tấn công ghi điểm chủ yếu và hiệu quả tốt nhất khi tham gia thi đấu bộ môn bóng chuyền. Để dành chiến thắng trong một trận đấu bóng chuyền thì yêu cầu bạn phải biết cách đập và đập được nhiều tư thế, tình huống bóng khác nhAU. VÀ TRONG VIDEO clip hôm nay, Móm tv xin chia sẽ cho những anh em mới bắt đầu chơi bóng chuyền - kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách, cơ bản nhất = nhớ likes và đăng kí kênh – 1 hành động nhỏ của các bạn nhưng là động lực to lớn cho Móm ra thêm nhiều clip ạ! Còn bây giờ
Đi thôi
Theo các HLV bóng chuyền, cách đập bóng chuyền chính xác nhất phải trải qua 5 bước cơ bản và bạn phải thực hiện thuần thục 5 bước này để có một cú đập bóng tốt nhất. Cụ thể 5 bước trong kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách như sau:
1. Tư thế chuẩn bị.
Tư thế chuẩn bị của kỹ thuật đập bóng đúng cách đó là bạn đứng cách lưới khoảng từ 2-3m (nếu đứng gần lưới quá thì không có chỗ lấy đà và khi nhảy lên người rất dễ bị chạm lưới). Bạn cũng không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và góc độ chạy lấy đà. Ở tư thế chuẩn bị này, đầu gối hơi chùng, thân người hơi ngã về phía trước trong sân và mắt theo dõi người chuyền bóng.
2. Kỹ thuật lấy đà.
Với 1 VĐV bóng chuyền có kinh nghiệm, để tạo được cú bật nhảy cao thì yêu cầu giai đoạn lấy đà phải thật chuẩn và thường thì VĐV sẽ thực hiện 3 bước đà rồi giậm nhảy. Lưu ý quan trọng trong bước chạy đà như sau:
Thời gian chạy đà.
Đây là bước quan trọng nhất, vì nếu bạn chỉ cần lấy đà sớm hoặc chậm hơn một chút thôi thì bạn sẽ không thực hiện tốt được pha đập bóng. Chạy đà được thực hiện khi bóng vừa rời khỏi tay người chuyền 2, lúc này bạn phải xác định điểm rơi của bóng thật chuẩn và thực hiện 3 bước chạy đà tới vị trí đó.
Góc độ của đường lấy đà (so với lưới).
Góc độ của đường lấy đà sẽ phụ thuộc vào khả năng người đập bóng. Với người đập giỏi thì họ có thể lấy đà với một góc độ lớn hơn và có khi thẳng góc với lưới (90 độ). Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì người sẽ chạm vào lưới và đường bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lưới) thông thường từ 35-50 độ và với người mới tập thì trung bình là 45 độ.
Lưu ý quan trọng nữa đó là ở bước đà cuối cùng, chân sau của bạn thu chụm về bằng chân trước và thực hiện giậm nhảy bằng cả 2 chân.
3. Kỹ thuật giậm nhảy.
Việc chuyển từ bước lấy đà cuối cùng sang bước giậm nhảy phải thực hiện liên tục và cũng có người giậm nhảy bằng một chân, nhưng thường thì VĐV sẽ giậm nhảy bằng cả hai chân. Bước cuối cùng là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này rất quan trọng vì phải làm thế nào để khi nhảy lên có thể đập quả bóng chuyền ở tầm trước mặt. Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên. Lưu ý, muốn bật được cao thì bạn phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.
4. Kỹ thuật nhảy và đập bóng.
Tư thế chuẩn bị đập bóng đúng cách được bắt đầu khi thân người bật lên tới tầm cao nhất, người ngửa ra phía sau và hơi nghiêng về phía tay đập bóng. Lúc này, hai chân hơi gập tự nhiên, không khép sát quá cũng không dang rộng quá.
Tay đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi thẳng và cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển bóng. Tay kia cũng từ phía trên hạ xuống phối hợp.
Khi đập vào bóng, thân người vươn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phía trước (đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng. Đập bóng thông thường ở tầm cao hơn đầu và chếch về phía trước mặt chừng 10-15cm.

######
Nhạc trong video này
Tìm hiểu thêm
Bài hát
Fade
Nghệ sĩ
Alan Walker
Bên cấp phép cho YouTube
AEI (thay mặt cho NCS); Polaris Hub AB, UNIAO BRASILEIRA DE EDITORAS DE MUSICA - UBEM, CMRRA, ASCAP, LatinAutorPerf, Sony ATV Publishing, LatinAutor - Warner Chappell, LatinAutor - SonyATV và 12 Hiệp hội bảo vệ quyền âm nhạc

Комментарии

Информация по комментариям в разработке