Cuối thời Chiến Quốc, nước Yên là quốc gia yếu nhất trong Thất hùng, vì vậy thường xuyên bị o ép. Thái tử Đan là con của Yên vương Hỉ, vị quân chủ cuối cùng của nước Yên lúc còn nhỏ từng phải đi làm con tin ở nước Triệu, có chơi thân với Doanh Chính. Sau khi Doanh Chính lên ngôi quân chủ nước Tần, Yên Đan là được cử sang làm con tin ở Tần. Vì vua Tần đối đãi với thái tử Đan không tử tế cho nên Đan giận trốn về nước vào khoảng năm 232 TCN.
Lúc đó thế lực của Tần đã rất mạnh, tập hợp nhiều nhân tài. Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng các tướng tài như Vương Tiễn, Vương Bí, Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm, Lý Tín làm tướng đánh dẹp các nước.
Năm 230 TCN, Tần vương Chính phát động những chiến dịch cuối cùng của thời Chiến Quốc để lần lượt chiếm lấy từng nước. Đầu tiên, Tần xuất quân đánh Hàn. Hàn từng bị Tần đánh bại nhiều lần, lại là nước nhỏ yếu nhất trong 7 nước, nên là nước đầu tiên bị diệt. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương đặt đất đai còn lại của nước Hàn làm quận Dĩnh Xuyên.
Năm 229 TCN, Tần vương ra lệnh điều quân lên đánh Triệu. Tướng Triệu khi đó là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xúi Quách Khai nói rằng Lý Mục đang có âm mưu tạo phản. Triệu U Mục vương nghe lời gièm pha, bèn giết chết Lý Mục. Tần chớp thời cơ Lý Mục chết và nước Triệu bị động đất vào năm 229 TCN để dồn ép quân Triệu đến đường cùng. Năm 228 TCN, quân Tần chiếm kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.
Sau khi diệt Hàn và Triệu, quân Tần tiến sát nước Yên, thành trì nước Yên lúc này trở thành mục tiêu tấn công của quân Tần. Để đối lại, nước Yên bày ra 2 đối sách: thứ nhất dùng mưu giết Tần vương; thứ hai là cùng tàn dư thế lực của Triệu là Đại vương Gia liên hợp chống Tần. Du hiệp Điền Quang tiến dẫn cho thái tử Đan một thích khách tên là Kinh Kha.
Kinh Kha vốn là người nước Vệ, ông đã rời quê hương vì không được Vệ Nguyên quân trọng dụng. Tổ tiên Kinh Kha vốn thuộc thế tộc Khánh thị của họ Khương, là hậu nhân của Công tử Vô Khuy nước Tề, sau chuyển đến đất Vệ mới đổi sang họ Kinh. Sang Vệ, Kinh Kha được người nước Vệ gọi là Khánh Khanh. Sau khi đi thăm thú các nước, ông tới nước Yên và kết bạn với Cao Tiệm Ly và chơi đàn hay. Họ cùng nhau uống rượu và ca hát suốt ngày.
#TháiTửĐan #ĐiềnQuang #KinhKha #CaoTiệmLy #DoanhChính #TầnVươngChính #ÚyLiêu #LýTư #VươngTiễn #VươngBí #MôngNgao #MôngVũ #MôngĐiềm #LýMục #TriệuUMụcVương #TriệuVươngThiên #HànVươngAn
Xem tập tiếp theo:
Tập 31: Dâng địa đồ, Kinh Kha náo Tần đình: • Tập 31: Dâng địa đồ, Kinh Kha náo Tần...
Mời các bạn xem các phim khác:
Hán Sở Tranh Hùng 2012:
• Hán Sở Tranh Hùng (2012)
Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994:
• Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996
© Phim do điện ảnh Trung Quốc sản xuất năm 1999
Информация по комментариям в разработке