53. @Vinaya - Thỉnh Mời Tự Tứ Cuối Kỳ An Cư Kiết Hạ

Описание к видео 53. @Vinaya - Thỉnh Mời Tự Tứ Cuối Kỳ An Cư Kiết Hạ

BÀI 53: THỈNH MỜI TỰ TỨ CUỐI KỲ AN CƯ KIẾT HẠ
0:09:10 sau ngày Tự tứ thì Tỳ kheo, sadi, tu nữ...sẽ có thêm một tuổi hạ. Pavāraṇā (lễ Tự tứ) hay còn gọi là lễ cầu thỉnh. Cầu thỉnh các vị tỳ khưu khác chỉ lỗi cho mình.
tự tứ chư Tăng: 5 vị tỳ khưu trở lên
tự tứ nhóm: 2; 3; 4 vị tỳ khưu
tự tứ cá nhân: 1 vị chú nguyện. (Trong trường hợp nơi đó chỉ có một vị tỳ khưu.
0:16:10 phận sự cho lễ Pavāraṇā cũng tương tự như phận sự cho lễ Uposatha (quét tước, nước uống, đèn...trao sự tùy thuận...) cũng phải cần chuẩn bị trước.
Sau đó tụng tăng sự. Sau đó đến từng vị tỳ kheo cầu thỉnh.
0:21:57 khi thỉnh cầu chư tăng nhưng thực chất bất kỳ vị tỳ khưu nào cũng có thể chỉ lỗi cho mình được.
0:23:35 Trong khi các vị trưởng lão đang ngồi chồm hổm để cầu thỉnh thì các vị mới tu cũng phải ngồi chồm hổm. Đến khi bản thân mình cầu thỉnh xong thì mới được ngồi.
0:27:30 Thỉnh cầu ba lần. Và câu cầu thỉnh bằng tiếng pali cần phải học thuộc.
0:30:40 Có những trường hợp không cầu thỉnh ba lần ví dụ như thí chủ cúng dường...khi thời gian gần đến dạng sáng không còn đủ thời gian để cầu thỉnh 3 lần thì được phép cầu thỉnh 2; 1 lần; hoặc thỉnh cầu chung một lượt theo đồng năm tu:
do bận việc: Thí chủ cúng dường, giảng pháp; trùng tụng kinh; luật; pháp; tranh cãi
10 trường hợp nguy hiểm
trường hợp trời sắp mưa
sợ hãi lục lâm
0:54:00 trường hợp đang Pavāraṇā, nếu có các tỳ khưu khách với số lượng ít hơn hoặc bằng thì vẫn tiếp tục Pavāraṇā. Nếu các tỳ khưu khách có số lượng nhiều hơn thì phải Pavāraṇā lại từ đầu. Phần này giống như bên Uposatha.
0:56:12 trường hợp không đủ 5 vị tỳ khưu để làm Pavāraṇā. Thì các vị có thể Pavāraṇā theo 4; 3; 2 vị thỉnh cầu lẫn nhau. Và vì số lượng ít nên không được thỉnh cầu 2 lần, 1 lần, hoặc đồng năm tu mà phải thỉnh cầu đủ 3 lần. Và trường hợp không đủ 5 vị thì không tụng tuyên ngôn. Còn 1 vị thì chú nguyện giống như bên Uposatha.
1:05:28 trường hợp có 5 vị tỳ khưu nhưng một vị bị bệnh thì cũng không thể làm Pavāraṇā được. 5 vị thì tất cả 5 vị đều phải tham dự thì mới có thể thực hiện tăng Pavāraṇā. Tương tự với 4, 3, 2 vị.
1:07:44 phần lịch Pavāraṇā của tỳ khưu khác và chủ nhà có sự khác nhau một chút thì cũng tính theo số lượng tỳ khưu.
1:10:00 trường hợp chư tăng vừa Pavāraṇā xong. Thì những vị nhập hạ thứ hai, vị bị đứt hạ, hoặc chưa hoàn thành 3 tháng hạ thì các vị đó sẽ bày tỏ thanh tịnh với các vị vừa Pavāraṇā xong.
Trường hợp các vị phải làm Pavāraṇā bằng cách bày tỏ thanh tịnh ít hơn các vị được cầu thỉnh trong lễ Pavāraṇā thì các vị sẽ ấy sẽ phải làm sau. Các vị hoàn thành 3 tháng hạ không bị đứt sẽ Pavāraṇā trước.
1:14:20 Trường hợp các vị nhập hạ hai, ngày Pavāraṇā của các vị nhập hạ hai sẽ lại là ngày Uposatha của các vị nhập hạ một. Nhưng thường thì các vị nhập hạ hai sẽ ít hơn các vị nhập hạ một nên ngày đó các vị Pavāraṇā hai không cần phải đọc tụng tuyên ngôn để Pavāraṇā nữa mà có thể thỉnh cầu trực tiếp Chư Tăng chỉ lỗi cho mình.
1:17:30 có một lưu ý. Trường hợp các vị nhập hạ hai có số lượng ít hơn hoặc bằng các vị nhập hạ đầu thì ngày Pavāraṇā của các vị nhập hạ hai sẽ ưu tiên cho các vị nhập hạ đầu Uposatha trước, sau đó các vị sẽ thỉnh cầu từ các vị đó. Trường hợp các vị nhập hạ hai có số lượng nhiều hơn các vị nhập hạ đầu thì ngày đó các vị nhập hạ đầu sẽ ưu tiên cho các vị nhập hạ hai Pavāraṇā trước, sau đó mới tiến hành Uposatha sau. Và Uposatha cũng không cần đọc tụng tuyên ngôn. Vì sao? Bởi vì trong cùng một buổi lễ không thể có cùng hai loại tuyên ngôn khác nhau. Mà phải chọn một trong hai cái. Thứ tự ưu tiên dựa trên số lượng các tỳ khưu.
1:24:30 vị tỳ khưu khi đã thỉnh cầu thì các vị tỳ khưu có thể chỉ lỗi vị đó ngay trước mặt chư tăng hay không? Hay phải nói riêng?
Mặc dù vị đó đã cầu thỉnh chư tăng chỉ lỗi, nhưng trước khi chỉ lỗi thì nên thỉnh ý trước. Vì chỉ lỗi trước mặt vị đó trước chư tăng thì vị đó có thể xấu hổ, cho nên có thể gặp riêng thì sẽ tốt hơn.
Và khi vị đó thỉnh cầu chư tăng chỉ lỗi nhưng không nhất thiết phải là chư tăng, mà bất kỳ vị tỳ khưu nào cũng có thể chỉ lỗi.

1:27:25 trường hợp vị kia biết tội của vị đó nhưng trong buổi lễ không nói cho vị kia thì sao?
Nếu vị đó có tâm trong sáng, sợ khi nói ra có thể nguy hiểm cho vị đó...thì không sao.
1:28:20 vị ty khưu hoàn thành 3 tháng an cư đầu nhưng sau đó vì lý do nào đó vị đó không có cơ hội để tham dự lễ dâng y Kaṭhina thì vị đó có được hưởng 5 quả báu hay không?
Vị đó được hưởng 5 quả báu chỉ được 1 tháng. Một tháng ngay sau khi kết thúc 3 tháng an cư. Tức vào tháng thứ tư.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке