Phạm Thư Là Ai Mà Có Thể Gây Ra Cái Chết Của Mãnh Tướng Bạch Khởi

Описание к видео Phạm Thư Là Ai Mà Có Thể Gây Ra Cái Chết Của Mãnh Tướng Bạch Khởi

Phạm Thư Là Ai Mà Có Thể Gây Ra Cái Chết Của Mãnh Tướng Bạch Khởi
Phạm Thư (chữ Hán: 范雎, ?-255 TCN), hay Phạm Tuy (范睢), tự là Thúc (叔), là thừa tướng nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lúc sinh thời ông được phong đất Ứng Thành[1] nên còn được gọi là Ứng hầu (應侯).

Phạm Thư nguyên là người nước Ngụy, quê ở Đại Lương. Theo Sử ký, ông là người có tài bàn trời nói đất, có trí định nước yên dân nhưng vì nhà nghèo không ai tiến dân nên phải đi làm môn hạ của quan đại phu nước Ngụy là Tu Giả.

Có lần Tu Giả đi sứ nước Tề có dẫn Phạm Thư đi theo hầu. Khi đến triều kiến vua Tề, Tu Giả bị vua Tề hỏi vặn việc nước Ngụy hợp quân với nước Yên đánh Tề khi trước, không biết trả lời ra sao. Phạm Thư đứng bên cạnh đỡ lời giúp Tu Giả nên được vua Tề cảm phục. Tề Tương vương muốn giữ ông lại làm khách khanh, lại ban cho hậu lễ mười cân hoàng kim và trâu, rượu để mời ở lại nhưng Phạm Thư từ tạ xin trở về.

Tu Giả biết chuyện của Phạm Thư, trong lòng tức giận, khi về nước nói với tướng quốc Ngụy Tề rằng ông có đem việc kín trong nước bảo cho Tề biết nên mới được vua Tề ban cho hậu như thế. Ngụy Tề nghe xong tức giận, sai dùng nhục hình với Phạm Thư nhưng ông nhất quyết không nhận tội thì bị Ngụy Tề sai đánh tới chết. Một lúc sau, Phạm Thư ngất đi. Ngụy Tề tưởng ông đã chết, bèn bảo tân khách ra mà tiểu vào xác, đem bỏ xác đi. Nhờ đó Phạm Thư thoát chết trở về, và nương nhờ Trịnh An Bình cũng là người nước Ngụy, đổi tên là Trương Lộc (张禄).


Cùng lúc đó, nước Tần sai sứ là Vương Kê đến nước Ngụy. Trịnh An Bình giả làm sai dịch để vào gặp Vương Kê, được yêu quý. Có lần Vương Kê hỏi nước Ngụy còn có người hiền nào, thì An Bình nói là có Trương Lộc. Vương Kê bèn mời ông đến gặp. Phạm Thư ứng đối trôi chảy làm Vương Kê cảm phục, muốn cùng đi tới nước Tần, bèn hẹn Phạm Thư đến phía Nam Tam Đình vắng vẻ sẽ đưa cả hai cùng đi.

Khi đến nước Tần, Vương Kê và Phạm Thư gặp xe của Thừa tướng nước Tần là Ngụy Nhiễm đang đi Huyền ấp. Phạm Thư nói:

Tôi nghe Nhương hầu chuyên quyền ở nước Tần, ghen người hiền, ghét kẻ tài, không muốn dung tân khách các nước, cho nên tôi sợ bị nhục, vậy xin hãy ẩn vào trong hòm để lánh mặt.

Khi Phạm Thư trốn vào trong hòm thì xe của Ngụy Nhiễm đến. Sau khi nói chuyện ít lâu với Vương Kê thì Ngụy Nhiễm bỏ đi. Phạm Thư đoán rằng Ngụy Nhiễm là người đa nghi, sẽ sợ Vương Kê đem theo người khách nào đến nước Tần, nên cùng xe của Trịnh An Bình chạy lên trước. Quả nhiên chỉ đi được 10 dặm thì gặp lính của Ngụy Nhiễm đến khám xét xe của Vương Kê. Do Phạm Thư đã tránh vào xe của Trịnh An Bình nên không bị phát hiện. Sau đó ông cùng Vương Kê vào Hàm Dương.

Vương Kê vào yết kiến Tần Chiêu Tương vương, tiến cử Trương Lộc nhưng vua Tần không tin, không triệu kiến. Phạm Thư từ đó ở lại nước Tần, nhưng đến nửa năm vẫn không được vua Tần gọi đến. Phạm Thư thấy Ngụy Nhiễm đánh đất Cương Thọ của Tề để mở rộng phong ấp bèn viết thư cho vua Tần, nói rằng:

Kẻ bề tôi gửi trọ là Trương Lộc dám dâng lời tâu này, tội thật đáng giết. Tôi nghe nói rằng minh quân trị nước, người có công thì thưởng, kẻ có tài thì cho làm quan, công to thì lộc hậu, tài cao thì chức trọng, cho nên kẻ bất tài không dám lạm chức mà người có tài không đến bị bỏ sót. Tôi nay đợi mệnh ở hạ xá đã hơn một năm; nếu nhà vua cho tôi là có thể dùng được, xin cho tôi được chút thì giờ để giãi bày những điều tôi muốn nói; nhược bằng nhà vua cho tôi là vô dụng thì lưu tôi lại làm gì ? Quyền nói là ở tôi, quyền nghe là ở nhà vua, nếu tôi nói mà không đúng, thì bấy giờ sẽ xin chịu tội. Vậy chớ nên vì cớ khinh tôi mà khinh cả người tiến cử tôi vậy !"

Vua Tần nghe vậy, bèn quyết định triệu Phạm Thư vào cung gặp mặt. Phạm Thư đến li cung chờ vua Tần, đến khi thấy tên hoạn giả hô là có vua đến, Phạm Thư nói: Nước Tần có vua sao, hay chỉ có Thái hậu với Nhương hầu[2]. Khi Phạm Thư và tên hoạn giả đang cãi nhau thì vua Tần đến, Phạm Thư dùng lời lẽ nhún nhường. Vua Tần bèn triệu Phạm Thư vào cung. Lúc đó trong cung vắng người. Khi Tần Chiêu Tương vương hỏi thì ông vâng dạ ba lần, rồi mới trình bày với vua Tần rằng nước Tề cách Tần rất xa, nếu có đánh được Tề thì cũng không thể chiếm đất được và khuyên vua Tần dùng kế sách viễn giao cận công, đem quân tấn công Hàn, Ngụy, thân Tề, Sở. Vua Tần thán phục, phong Phạm Thư làm Khách khanh. Theo ý kiến của Phạm Thư, vua Tần sai ngũ đại phu đem quân đánh Ngụy, chiếm ấp Hoài, hai năm sau lại chiếm Hình Khâu.


►Nếu bạn thấy nội dung có ích thì đừng quên nhấn Like, Share và Đăng ký kênh youtube "Lịch Sử Á Đông" để nhận Video mới nhất

►Đăng ký kênh:    / @lichsuadong  

© Bản quyền thuộc về "Lịch Sử Á Đông"
© Copyright by Lịch Sử Á Đông ☞ Do not Reup

#lichsu #lichsuadong #lichsuvietnam #lichsutrungquoc #phimcotrang #xuhuong

Комментарии

Информация по комментариям в разработке