Huyền Trân Công Chúa và người tình Trần Khắc Chung

Описание к видео Huyền Trân Công Chúa và người tình Trần Khắc Chung

Huyền Trân công chúa là con gái của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và Hoàng Hậu Thiên Cảm và là cháu ngoại của Đức thánh Trần Hưng Đạo và là em của vua Trần Anh Tông. Nhìn Profile của cô dâu mà... chậc chậc chỉ biết toát mồ hôi.Từ nhỏ nàng đã được giáo huấn theo giao lý của hoàng gia. Ngoài thấm nhuần văn hóa bản địa lại tiếp cận ngôn ngữ, tập quán của đất nước Chiêm Thành, cho nên vua Chế Mân có ấn tượng sâu đậm với nàng, trong cuộc hôn nhân này có thể thấy vua Chế Mân không hề tiếc bất kì lễ vật nào với nhà Trần.
Năm 1306, vua Chế Mân ngoài tháp Cánh Tiên tặng nàng Huyền Trân ông đã dùng hai châu Ô, Ri làm lễ vật dẫn cưới công chúa Huyền Trân, một dải đất xung yếu từ bờ Nam sông Thạch Hãn đến bờ Bắc sông Thu Bồn đã gia nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Năm 1307, nhà Trần đã đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Ri thành châu Hóa. Cho đến nay, người đời sau vẫn nhớ Huyền Trân Công Chúa đã có công mở mang bờ cõi của Đại Việt về phía Nam.
Ngày cưới, nhà Trần quan văn võ đưa tiễn Huyền Trân cả hơn 1000 người. Dân chúng đi tiễn đông nghẹt, tiếc thương nàng công chúa Đại Việt lấy người dân tộc khác được cho là man di, mọi rợ. Nhưng nàng nhận thức được rằng đó là lợi ích của dân tộc, chấm dứt chiến tranh, hòa bình cho cả hai dân tộc nên nàng sãn sàng. Nàng là sứ giả của tình hoà bình và hữu nghị của Đại Việt ta.
Tình cảm mặn nồng giữa Huyền Trân và Chế Mân được 11 tháng,Huyền Trân sinh hạ được hoàng tử thì vua Chế Mân đột ngột mất vào tháng 5/1307.
Tin cấp báo truyền về Thăng Long, vua Trần Minh Tông vừa xót thương vừa lo cho số phận em gái vội kíp truyền quan nhập nội hành khiểu, thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung dẫn đầu phái bộ sứ giả vào viếng để tìm cách cứu Huyền Trân.
Khắc Chung đốc thúc đi suốt ngày đêm đến tháng 10/1307 thì đến kinh đô Chiêm. Khắc Chung nói với triều đình Chiêm Thành rằng: Lúc này vẫn là thời gian lập đàn chay cúng tế vua Chế Mân, vương hậu là người Đại Việt, hãy để công chúa được thắp hương bái vọng báo cho tổ tiên việc tang chồng.
Nếu phong tục Chiêm cho phép cả hoàng hậu chính thất và vương hậu đều có vinh dự được hỏa táng theo quốc vương, thì trước hết hãy mời vương hậu ra bờ biển hướng về phía chân trời làm lễ chiêu hồn, đón linh hồn vua Chiêm về tận đàn chay cho trọn nghĩa, rồi hỏa thiêu vương hậu.
Triều đình Chiêm Thành đồng ý, thế là Khắc Chung mang thuyền nhẹ đón công chúa lên rồi hô tướng sĩ chèo nhanh ra khơi, đến khi người Chiêm phát hiện thì đoàn thuyền đã đi ra ngoài tầm kiểm soát.
Có sách chép: Trên thuyền riêng của Khắc Chung đầu tiên hai người còn giữ lễ đôi chút, sau đó e hèm... mặc sức yêu nhau nồng nàn ứ ự...
Cuộc tình kỳ lạ này và đoàn thuyền lênh đênh trên biển 10 tháng mới chịu cập bến ở kinh thành Thăng Long và buộc phải chấm dứt do phép tắc triều đình và lễ giáo phong kiến thời đó.
Cùng năm ấy (1308), Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua cha của Huyền Trân mất, vua Trần Anh Tông (anh cả của công chúa) thương em gái út nên bề ngoài không trách mắng Khắc Chung và Huyền Trân. Nhưng vua ngầm sai nội thị truyền chỉ cấm hai người không được phép gặp gỡ nhau nữa.
Vua Anh Tông có tìm cho Huyền Trân vài đám nhưng nàng không chịu lấy ai mà sống bằng hồi tưởng kỷ niệm. Trần Khắc Chung đa tình thuở nào do bận tham dự các mưu đồ chính trị để tuổi tác trôi theo năm tháng.
Huyền Trân trở về quê cha và xuất gia đi tu tại chùa Nộn Sơn (nay thuộc huyện Vụ Bản, Nam Hà). Trong thời gian tu hành, bà đã đi nhiều nơi giúp dân dựng làng lập ấp. Thần tích làng An Ninh (Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết bà đã giúp dân lập 36 xã, thôn. Sau khi qua đời, công chúa được dân địa phương lập thành hoàng làng và thờ tại chùa Nộn Sơn.
Nên nếu anh em có đi ngang đường Huyền Trân thì hãy nhớ đến có 1 vị la hán từng nói thế này, và hãy trân trọng và yêu thương các nàng nhiều hơn nhé.
#huyentrancongchua #trannhantong #champa #cheman #lichsu #duongthanhhuy77 #duongthanhhuy77

Комментарии

Информация по комментариям в разработке