Lễ hội Cầu Trăng của người Ngạn|| Bản sắc Văn hóa Dân tộc Tày

Описание к видео Lễ hội Cầu Trăng của người Ngạn|| Bản sắc Văn hóa Dân tộc Tày

Dân tộc Tày là cộng đồng dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái, có dân số đông nhất trong các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc Tày là cư dân bản địa, cư trú lâu đời, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc và một bộ phận nhỏ ở vùng Tây Bắc.
Ở Hà Giang, dân tộc Tày có gần 158.000 người, chiếm 20% dân số toàn tỉnh. Người Tày Hà Giang sống tập trung ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê cũng như giải giác ở các huyện thị trong tỉnh. Với tư liệu khảo cổ và những tài liệu nghiên cứu về dân tộc học tuy chưa thật phong phú những cũng có thể khẳng định Hà Giang là vùng đất cổ có các tộc người cư trú lâu đời, mà hậu duệ của họ là đồng bào các dân tộc Hà Giang hiện nay. Trong đó có đồng bào Tày, nhánh Tày Ngạn bây giờ. Xét về đặc điểm dân cư, trang phục, tập tục, tiếng nói, người Tày ở Hà Giang có thể chia thành một số nhóm như: Tày Đăm, Tày Ngạn sống ở những vùng tương đối tập trung. Đồng bào Tày thuộc nhánh Tày Ngạn, gọi là tộc người Ngạn ở Hà Giang không nhiều. Con số thống kê năm 2001 cho thấy tộc người Ngạn có gần 2.000 người, cư trú chủ yếu ở xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang và một số xã khác thuộc huyện Vị Xuyên và Thành phố Hà Giang.
Theo những gì sử sách còn lưu giữ lại, thì ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, tổ tiên của người Tày đã là thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đồng bào Tày, trong đó có người Tày Ngạn đã chung sức chiến đấu với quân Nguyên, khai khẩn các vùng thung lũng hay là đồi núi, ven sông suối tạo lên những cánh đồng bậc thang bằng phẳng, có thể trồng cấy 2 đến 3 vụ mỗi năm. Tộc người Ngạn Qua đó khẳng định vị trí là cư dân nông nghiệp của nền văn minh lúa nước ở vùng núi non phía Bắc của tổ quốc. Là cư dân của nền văn minh lúa nước, người Ngạn biết làm phai, đắp đập hay làm cọn lấy nước tưới ruộng. Kỹ thuật canh tác của đồng bào đã đạt đến trình độ khá cao. Những kinh nghiệm sản xuất đã được họ tổng kết đúc rút lại trong những thành ngữ, tục ngữ như: Đăn là vằn kháu, cắt kháu vằn thi (có nghĩa là: Cấy ruộng vào ngày mão, cắt lúa vào ngày thìn). Chính vì vậy mà nhiều sản phẩm lúa gạo của người Tày trong có gạo nếp thơm rẻo, ngon nổi tiếng khắp gần xa. Cùng với khả năng canh tác lúa nước, người Ngạn cũng phát triển trồng rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển những nghề thủ công để đảm bảo cho cuộc sống.
Do môi trường và điều kiện sống dựa vào thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên trong cộng đồng dân cư Tày nói chung cũng như nhánh Tày Ngạn nói riêng, đã hình thành nhiều phong tục tập quán tín ngưỡng mà mang đậm bản sắc cư dân nông nghiệp canh tác trên vùng đất dốc, mà trong đó Lễ hội cầu trăng là một biểu hiện khá đặc sắc.
Đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống, mang tính hướng thiện, phản ảnh đời sống tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Ngạn ở Hà Giang.
Lễ hội Cầu Trăng của người Ngạn được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch tương ứng với tết trung thu của các dân tộc anh em khác. Tuy nhiên, trong tết trung thu của một số dân tộc nghiêng nhiều về các hoạt động vui chơi giành cho trẻ em, phần lễ thức cúng trăng thường đơn giản, mang tính ước lệ như một lễ tết nhỏ trong năm, thì lễ hội cầu trăng của người Ngạn lại là một lễ hội quan trọng.
Trước ngày mở hội, đồng bào Ngạn, thôn Lâm và các thôn bản khác trong xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang đã nô nức dựng cây nêu, treo cờ hội, dựng đàn cúng tế rồi ra đình miếu, sân bãi, sân dước. Tất cả mọi người từ già đến trẻ, đàn ông, đàn bà, thanh niên, phụ nữ ai ai cũng muốn có mặt, muốn được góp phần công sức của mình vào lễ hội và trí ít cũng cho vui lễ hội. Người Ngạn xem lễ hội Cầu Trăng là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian ở qui mô cộng đồng làng bản hoặc mở rộng ra của một số làng bản lân cận. Hoạt động này mang tính lễ hội chứ không dừng lại ở lễ tết thuần tuý trong gia đình hay trong một cộng đồng nhỏ hẹp.
Lễ hội được tổ chức đúng nghi thức truyền thống, phong tục tập quán với sự tham gia của đồng bào Ngạn trong vùng. Chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng trăng, là việc đặc biệt được quan tâm. Lễ vật gồm các sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp thu hoạch từ ruộng nương, vườn trại, từ những sản phẩm do săn bắt, hái lượm trên rừng dưới suối mà có. Đó chính là thành quả lao động của con người trong quá trình khai thác thiên nhiên, trinh phục thiên nhiên. Đó cũng chính là sản vật mà theo tín ngưỡng của người Ngạn do đã được sự phù hộ độ trì của thần linh và các đấng siêu nhiên mà có.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке