#thoisuthanhnien #tinnongthanhnien #phongsuthanhnien
Sáng 28.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM), đánh giá cao điều hành của Chính phủ đã vượt qua cơn bão kinh tế - xã hội cấp độ mạnh trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng phải “trả dứt điểm một số món nợ tồn đọng của nhiệm kỳ trước”. Cụ thể, món nợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nội hàm tăng trưởng, phát triển bền vững dựa trên kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo..., cần chi phối trong phân bổ mọi nguồn lực và thành tích đánh giá của cán bộ công chức, viên chức. Phân bổ nguồn lực kém hiệu quả là lãng phí nguồn đầu tư.
Món nợ thứ 2 là giải quyết các dự án đầu tư thua lỗ, ngân hàng yếu kém đang để lại “những gánh nặng kinh tế cực lớn và ngân sách nhà nước, đè nặng lên đôi cánh phát triển kinh tế”.
Món nợ thứ 3 là xây dựng và hoàn thiện thể chế, sự trễ hẹn này đang tạo ra điểm nghẽn cho mục tiêu tăng trưởng.
Đặc biệt, ông Nghĩa cho biết, đại đa số cử tri mong muốn Chính phủ và Quốc hội có giải pháp tháo gỡ ngay là giải quyết khó khăn cấp bách cho ngành y tế, từ đấu thầu thuốc, vật tư y tế đến đãi ngộ cán bộ y tế trong chính sách công...
Khẩn trương hoàn thành giải ngân đầu tư công, có ngay nghị quyết cải cách tiền lương của cán bộ công chức, viên chức với nguyên tắc thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất, mở rộng sức lao động và chăm lo cho gia đình.
“Xin lưu ý mức sống tối thiểu hiện nay không chỉ là ngày 3 bữa cơm, năm 2 bộ quần áo như thời bao cấp. Trước mắt, để nguồn lực không bị quá tải, các đối tượng thu nhập thấp nhất cần được tăng lương ngay lập tức từ 1.1.2023, cần quan tâm đến các đối tượng y tế, giáo dục, người hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp”, ông Nghĩa nói.
Với người thu nhập cao hơn thì tăng chậm và ít hơn để chia sẻ khó khăn chung. Tiến tới ban hành luật về lương tối thiểu. “Nếu không có biện pháp này thì việc vượt thu ngân sách hay tăng GDP từ 3.900 lên 4.700 USD/người cũng như các thành tích khác của 2022 không có nhiều ý nghĩa với người dân”, đại biểu nêu.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kiềm chế lạm phát, kiên quyết xử lý đầu cơ thị trường; có chính sách cho thuê mua nhà cho người lao động thấp. Xử lý vấn nạn ngập lụt đô thị, đây đang là vấn nạn lớn gây cản trở đời sống hàng chục triệu người dân, có cả bộ phận lao động cấp cao đóng góp nguồn thu lớn. Đặc biệt lại tập trung vào các đô thị lớn và du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng..., gây khó khăn cho việc phục hồi du lịch cũng như hoàn thành mục tiêu thu hút 8 triệu khách quốc tế năm 2023.
Ngoài ra, nợ tư nhân phi tài chính lên tới khoảng 140% GDP, tỷ lệ không nhỏ là trái phiếu do doanh nghiệp bất động sản phát hành, rủi ro cao, nguy cơ tác động dây chuyền khi có biến động thị trường...
“Nếu không vượt qua những thách thức này có nguy cơ sa vào bẫy thu nhập trung bình, tức là phải tạm biệt khát vọng trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và phát triển thu nhập cao vào năm 2045”, ông Nghĩa cảnh báo.
--------
Đăng kí theo dõi kênh để xem những tin tức mới nhất:
http://popsww.com/BaoThanhNien
Tin tức báo Thanh Niên - Đọc tin mới online - tin nhanh - tin 24h - thời sự
Kênh YouTube chính thức của Báo Thanh Niên. Đăng kí theo dõi kênh để xem những tin tức mới nhất:
http://popsww.com/BaoThanhNien
Website: http://thanhnien.vn/
Fanpage: / thanhnien
Youtube Channel: http://popsww.com/BaoThanhNien
268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP HCM
ĐT: (+84.8) 39302302
Fax: (+84.8) 39309939
Email: [email protected]
Информация по комментариям в разработке